Blogger Widgets

Monday, January 28, 2013

TƯỚNG GIÁP

  Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911 tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Tướng Giáp kể: “Ông ngoại tôi vốn là một lãnh binh theo nghĩa quân Cần Vương, mỗi khi Tây về làng bà ngoại lại phải bỏ mẹ tôi vào quang thúng gánh chạy”... Tướng Giáp kể lại rằng, trong cái ngày 30-4 ấy, sau khi nhận được tin báo Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng. Ông đã rời Tổng Hành Dinh, một mình bước ra phố. Khi đó ông có cái cảm giác của một tướng quân đã đánh xong thành lũy cuối cùng, đã hoàn thành nhiệm vụ. Có lẽ trong giờ phút hạnh phúc đó, Tướng Giáp không thể ngờ những gì sắp xảy ra với mình...
DANH NHÂN VIỆT: _ Blog Ô Sin đăng bài về Tướng Giáp: ..."Ngoài tài năng còn có một yếu tố quan trọng khác, ông là một người có đầu óc thực tiễn ghê gớm, luôn tổng kết trong thắng, trong bại để tìm ra cách đánh mới". Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng đã quyết định thay đổi từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chậm, thắng chắc”. Một quyết định mà theo GS Phan Huy Lê, trở thành nhân tố làm nên Điện Biên Phủ. Một quyết định mà theo thượng tướng Lê Trọng Tấn, tránh cho toàn bộ lực lượng của ta bị “phơi áo” trong lòng chảo Điện Biên. Nhưng quyết định đó không chỉ là kết quả của “11 ngày đêm trăn trở”. Theo thiếu tướng Lê Phi Long, từ tháng 5-1953 sau trận Nà Sản, Đại tướng đã quyết định thành lập một Tổ Nghiên cứu 24 người nằm trong rừng lim khu căn cứ Định Hóa để “chuẩn bị lý luận đánh tập đoàn cứ điểm”. Tướng Lê Phi Long là một trong 24 sỹ quan nằm trong Tổ Nghiên cứu ấy.

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (22-12-1944)
             Tiếng vỗ tay như vỡ tung Cung Hữu Nghị Việt Xô khi Thủ tướng Võ Văn Kiệt nhấn giọng: “Xin chào mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời đó là Tổng Tư lệnh Chiến dịch Điện Biên Phủ, người đã chấp hành triệt để và sáng tạo quyết định của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị, cùng Bộ Chỉ huy Chiến dịch, chỉ đạo trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ giành toàn thắng”. Thật khó biết điều gì đang diễn ra trong lòng Tướng Giáp, từ lâu ông đã có một gương mặt rất ít biểu lộ. Nhưng, những giọt nước mắt của những người có mặt hôm ấy thì không thể kềm chế, chúng lăn rất nhanh trên má họ; lăn khi, tiếng vỗ tay vẫn cứ kéo dài. Hôm ấy là ngày 6-5-1994, tại Hà Nội, Nhà nước tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
               Bài diễn văn dài của Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ vỏn vẹn có 59 từ nói về Tướng Giáp, lại được viết rất công thức, “rào đón” bằng cả “Bộ Chính trị” và “Bác Hồ”. Sở dĩ, chúng có thể tạo ra sự rung động đặc biệt đến vậy, là vì đó là lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, cái tên Võ Nguyên Giáp lại được nhắc đến trong một buổi lễ chính thức. Điện Biên Phủ là một chiến thắng “chấn động”, một chiến thắng đưa Võ Nguyễn Giáp trở thành một bậc tướng huyền thoại. Nhưng, năm 1984, khi chuẩn bị số đặc biệt mừng 30 năm Điện Biên, vào giờ chót, một tờ báo lớn đã phải “bóc” hình Tướng Giáp...
                Trước lễ 7-5-1994, khi gặp phỏng vấn ông, tôi đã đặt một câu hỏi mà sau đó, báo Tuổi Trẻ “tự ý đục bỏ”: Thưa Đại tướng, khi Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra, Đại tướng đang là Bộ trưởng Quốc Phòng, Bí thư Quân ủy, Tổng Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang, nhưng tại sao vai trò của Đại tướng rất ít được nhắc tới trong hồi ký Đại Thắng Mùa Xuân của tướng Văn Tiến Dũng? Tướng Giáp đáp: “Nhật ký Tổng Hành Dinh ghi rõ, trong những ngày ấy, tôi lệnh gì, anh Ba (Lê Duẩn) lệnh gì. Tôi nghĩ, các nhà sử học muốn tìm hiểu sự thật nên tiếp cận với các tài liệu chính thức ở Tổng Hành Dinh thay vì thông qua lời tuyên bố của một ai đó”. Khi nói tới “Nhật ký Tổng Hành Dinh” ông quay qua nói với thiếu tướng Lê Phi Long, người cùng có mặt trong buổi phỏng vấn: “Cậu biết rõ điều này, Phi Long”.
                Thiếu tướng Lê Phi Long nguyên Cục phó Cục Tác chiến, là người từng có nhiều năm làm việc trong Tổng Hành dinh. Có những giai đoạn như Mậu Thân, tướng Long được giao nhiệm vụ theo dõi chiến trường, mỗi ngày làm 3 báo cáo, sáng (6g), trưa (12g), chiều (6g) cho một số ủy viên Bộ Chính trị. Ông, có thể nói, vừa là một chứng nhân, vừa là một người tạo ra lịch sử. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông Lê Phi Long là Chủ nhiệm “Hướng Tây Nguyên”, ở bên cạnh Tướng Giáp cho đến giai đoạn quyết định, được giao làm Trưởng phòng Tác chiến “Cánh quân Duyên Hải” do tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy, “thần tốc” đánh từ Trị Thiên vào thẳng Dinh Độc Lập...
                  Tướng Giáp kể lại rằng, trong cái ngày 30-4 ấy, sau khi nhận được tin báo Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng. Ông đã rời Tổng Hành Dinh, một mình bước ra phố. Khi đó ông có cái cảm giác của một tướng quân đã đánh xong thành lũy cuối cùng, đã hoàn thành nhiệm vụ. Có lẽ trong giờ phút hạnh phúc đó, Tướng Giáp không thể ngờ những gì sắp xảy ra với mình.
               … Tháng 3 năm 1985, Tướng Giáp, lúc này đã không còn chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, vào Huế dự lễ mừng “10 năm giải phóng”. Cùng đi với ông có Tướng Lê Trọng Tấn, lúc bấy giờ là Tổng Tham mưu Trưởng và Tướng Lê Phi Long. Họ được đón tiếp khá nồng hậu và được bố trí nghỉ tại khu nhà nghỉ xưa kia của Ngô Đình Cẩn ở Huế. Tướng Lê Phi Long kể: “Anh Văn gọi tôi tới cùng đi dạo chơi quanh vườn và nói: “Lâu nay các cậu có nghe người ta nói gì về mình không?” Tôi trả lời. Anh bảo: “Sao không thấy nói lại! Trong tình hình phức tạp hiện nay, con người ta có thể bị phân hóa thành 3 thái độ: một là thẳng thắn đấu tranh bảo vệ sự thật, chân lý; hai là trong khi chưa có điều kiện nói ra sự thật thì ngồi yên kiên trì chờ đợi; ba là cơ hội, xuyên tạc, sẵn sàng đổi trắng thay đen, bóp méo sự thật. Các cậu có đủ dũng khí thì theo cách một, chưa có điều kiện thì chọn cách 2, còn cách 3, thì phải tuyệt đối tránh”.
                 Hôm sau, đoàn của Tướng Giáp vào Đà Nẵng bằng đường bộ. Trên đèo Hải Vân, khác với không khí nồng hậu mà Huế giành cho Đại tướng, Đà Nẵng chỉ cử một tỉnh ủy viên trẻ măng, vô danh ra đón, không có đại diện Quân khu, Tỉnh đội. Tướng Lê Phi Long nhớ lại: “Chúng tôi rất bực mình, nhưng anh Văn vẫn bình thản”. Đêm ấy, Đoàn nghỉ ở nhà khách Mỹ Khê, sáng hôm sau, theo chương trình, đoàn sẽ đến đặt vòng hoa tại đài liệt sỹ trước khi dự lễ mừng chiến thắng. Nhưng đợi mãi, không thấy ai phát thư mời và phù hiệu cho đoàn của “anh Văn”. Các sỹ quan đi cùng hỏi thì được trả lời: “Mời ai đã có chủ định, kế hoạch cả. Ai không có giấy thì coi như không được mời”.
        Lễ mừng Chiến thắng Đà Nẵng năm ấy được tổ chức trọng thể vì có Tổng Bí thư Lê Duẩn tới dự. Tướng Lê Phi Long kể, “chúng tôi rất băn khoăn, liền xin ý kiến của anh Tấn và anh Văn”. Trong đoàn có ý kiến, thôi không dự lễ nữa. Tướng Giáp suy nghĩ rất lâu rồi nhẹ nhàng nói: “Chúng ta vào đây không phải vì lễ lạt mà còn để viếng những đồng đội, đồng chí đã ngã xuống trên mảnh đất này. Đã tổ chức viếng thì phải tổ chức trang trọng, chu đáo theo đúng nghi thức quân đội”. Lập tức, Tướng Lê Trọng Tấn ra lệnh cho Bộ Tư lệnh Quân Khu 5 tổ chức một lễ viếng riêng có đủ tiêu binh, quân nhạc và đích thân một vị trong Bộ Tư lệnh phải tháp tùng. Quân Khu 5, đương nhiên phải tuân lệnh. Sáng hôm sau, xung quanh đài liệt sỹ, dân chúng kéo đến rất đông, họ đến không phải được triệu tập. Họ đến để xem mặt vị tướng lừng danh mà họ vô cùng yêu mến...
                   Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911 tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Tướng Giáp kể: “Ông ngoại tôi vốn là một lãnh binh theo nghĩa quân Cần Vương, mỗi khi Tây về làng bà ngoại lại phải bỏ mẹ tôi vào quang thúng gánh chạy”.
                 Những năm học ở Trường Quốc học Huế, cậu Giáp học rất xuất sắc, thường tới nhà cụ Phan Bội Châu đàm đạo và được cụ Phan cho mặc sức sử dụng kho sách của mình. Giáp cũng chơi thân với thầy giáo Đặng Thai Mai. Con gái cụ Mai, bà Đặng Bích Hà, sau này là phu nhân đại tướng, kể: “Ba tôi lớn hơn nhà tôi một giáp, nhưng hai người là bạn vong niên, rất thân nhau”.

                Năm 1929, 18 tuổi, lần đầu tiên Giáp ra Hà Nội. Một người đồng chí của ông ở Tân Việt, ông Nguyễn Văn Tạo, dẫn ông ra Cửa Bắc, thành Hà Nội để nhìn hai vết đạn đại bác của Pháp đánh dấu thành Hà Nội thất thủ. Tướng giữ thành Hoàng Diệu tự sát. Lúc dạy học ở Thăng Long, ông Giáp thường nói về tinh thần yêu nước và quá khứ anh hùng. Ông vẫn thường dẫn học trò ra đê Giảng Võ coi mộ Francis Garnier; ra Cầu Giấy chỉ cho học sinh mộ Henri Rivière để nung nấu họ tinh thần chống Pháp.

                  Một trong những học trò của Tướng Giáp, ông Bùi Diễm, một người đã từng là Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa năm 1965, nhớ lại: Khi tôi vào trường Thăng Long, nơi đây đã sôi sục ý chí chống Pháp và những cuộc tranh luận về tương lai cho xã hội Việt Nam. Ban giáo sư gồm những người như ông Phan Thanh, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giam, Trần Văn tuyên… Nhưng trong tất cả những nhân vật đáng nhớ, đặc biệt có một người tôi khó quên: đó là ông Võ Nguyên Giáp, người dạy tôi về môn Sử. Dáng người nhỏ nhắn song nhìn vào ông thì thấy cả một bầu nhiệt huyết. Những gì về ông Giáp hồi ấy thật đặc biệt, vì vậy mà hơn nửa thế kỷ sau, tôi vẫn còn nhớ rõ rệt. Phần giảng dạy của ông về Nã Phá Luân (Napoléon) rất ly kỳ. Ông trình bày tường tận chiến thuật và chiến lược của Nã Phá Luân bằng cách tả rõ từng trận đánh nhỏ một. Hình như ông đã in tất cả trong đầu và Sử trở thành một phần trong con người ông. Ông như chìm đắm vào thế giới của mình và ông lôi kéo học trò vào thế giới đó. Trong giờ ông giảng, học sinh thường im lặng như tờ… (Bùi Diễm- Gọng Kìm Lịch Sử, Phạm Quang Khai, 2000, tr. 21,22,23).

                 Lần ra Hà Nội năm 1929 để bàn với chi bộ Vinh và Hà Nội tổ chức cho Nguyễn Thị Minh Khai đi thoát ly, theo lời kể của chị Hồng Anh, con gái Tướng Giáp: “Cha tôi lần đầu tiên nghe nhắc đến cái tên Nguyễn Thị Quang Thái (cô em gái trẻ, thông minh và rất xinh đẹp của Nguyễn Thị Minh Khai-HĐ). Trong chuyến tàu cha tôi trở lại Huế, tới Vinh thì gặp mẹ tôi (Quang Thái) lên tàu, cùng với một nữ sinh Đồng Khánh. Lúc đó mẹ tôi mặc áo dài, tóc để xõa, da trắng, gương mặt sáng. Nhưng điểm gây ấn tượng với cha tôi nhất là đôi mắt”. Năm 1935, họ cưới nhau.
                  Năm 1940, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng được tổ chức đưa sang Vân Nam. Giáp chia tay với người vợ trẻ Nguyễn Thị Quang Thái khi họ vừa có Hồng Anh, con gái đầu lòng. Đó là lần chia tay cuối. Sau khi Giáp ra đi, Nguyễn Thị Quang Thái bị Pháp bắt và năm 1944 chết trong nhà tù.
                     Năm 1946, Võ Nguyên Giáp tới thăm gia đình ông Đặng Thai Mai khi gia đình giáo sư vừa rời Sầm Sơn ra Hà Nội sau khi từ chối một chức bộ trưởng trong chính phủ Trần Trọng Kim. Năm ấy, bà Đặng Bích Hà bước sang tuổi 19, đẹp và là “tiểu thư” trong một gia đình danh giá. Mối tình của họ đã đưa bà Đặng Bích Hà lên chiến khu, sinh cho ông thêm hai cô gái, và đúng năm 1954 sinh hạ người con trai thứ nhất, đặt tên là Võ Điện Biên.
                Khi phân công trong Đảng, Hồ Chí Minh nói: “Việc quân sự giao cho chú Giáp”. Cụ Hồ cũng đã từng cử Võ Nguyên Giáp sang Trung Quốc học quân sự. Nhưng trên đường đi, Chiến tranh Thế giới thứ hai đưa người Pháp ở chính quốc vào thế thua, Hồ Chí Minh thấy thời cơ tới nên gọi ông trở lại. Từ đó ông không có thêm cơ hội để học qua bất cứ một trường lớp nào. Có lẽ, chính những năm dạy sử ở Trường Thăng Long đã hình thành nên tư duy quân sự ấy.
                Thiếu tướng Lê Phi Long cho rằng: “Ngoài tài năng còn có một yếu tố quan trọng khác, ông là một người có đầu óc thực tiễn ghê gớm, luôn tổng kết trong thắng, trong bại để tìm ra cách đánh mới”. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng đã quyết định thay đổi từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chậm, thắng chắc”. Một quyết định mà theo GS Phan Huy Lê, trở thành nhân tố làm nên Điện Biên Phủ. Một quyết định mà theo thượng tướng Lê Trọng Tấn, tránh cho toàn bộ lực lượng của ta bị “phơi áo” trong lòng chảo Điện Biên. Nhưng quyết định đó không chỉ là kết quả của “11 ngày đêm trăn trở”. Theo thiếu tướng Lê Phi Long, từ tháng 5-1953 sau trận Nà Sản, Đại tướng đã quyết định thành lập một tổ nghiên cứu 24 người nằm trong rừng lim khu căn cứ Định Hóa để “chuẩn bị lý luận đánh tập đoàn cứ điểm”. Tướng Lê Phi Long là một trong 24 sỹ quan nằm trong “Tổ Nghiên Cứu” ấy.
                  Năm 1975, kết thúc chiến tranh. Năm 1977, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cho thôi chức Bí thư Quân ủy trung ương, thôi bộ trưởng Bộ Quốc phòng, những chức vụ mà ông được giao kể từ năm 1946. Năm 1982, ông không còn là ủy viên Bộ Chính trị. Năm 1983, ông được giao kiêm nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về sinh đẻ có kế hoạch. Năm 1983, dân gian làm thơ: “Nhà thơ làm kinh tế/Thống chế đi đặt vòng”. Cũng trong năm 1983 ấy, ông về quê, thảnh thơi đi bộ ra chợ Tréo (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình). Chợt hỏi: “Bún chợ Tréo chấm ruốc, giờ có còn ngon không?”. Mấy người dân quê nghe “bún chấm ruốc” từ miệng vị tướng lẫy lừng, không hiểu sao, òa khóc.

(Phần cuối bài này có sử dụng một số chi tiết tôi đã viết trên tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật, tháng 5-2004)
---------------------------------------------
MỘT SỐ CẢM NHẬN

1.AC-ARIZONA COWBOY
08/05/2009 7:42 pm

Kế hoạch tổng tiến công chiến lược xuân 1968 ra đời như thế nào? 

                Theo báo Quân đội nhân Dân, Thứ Tư, 09/01/2008, 09:07 (GMT + 7) có đoạn :
                  Quân ủy Trung ương Gồm các đồng chí Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng. Khi đồng chí Nguyễn Chí Thanh vào Nam, đồng chí Phạm Hùng thay. Các đồng chí Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Trần Quốc Hoàn chỉ dự những cuộc họp của tập thể Bộ Chính trị. 
               Đáng chú ý là trong quá trình hình thành quyết tâm và kế hoạch chiến lược cũng như trong những ngày đầu của đợt 1 của cuộc Tổng tiến công chiến lược Xuân 1968, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp nhiều lần vắng mặt ở Tổng Hành Dinh và không tham gia một số cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương cũng như cuộc họp của Tổ 5 đồng chí Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương.
http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.quocphong.nghethuatquansu.27876.qdnd
——————————-

                     ... 1963 đến 1967, Cục bảo vệ quân đội theo lệnh của Bộ nội vụ và Trưởng ban tổ chức trưng ương Đảng bắt giữ hàng loạt cán bộ ở Bộ quốc phòng, Bộ tổng tham mưu, được coi là thân cận nhất của tướng Giáp từng chiến đấu ở Điện Biên phủ . Do một số sĩ quan thân tín của ông Giáp bị xử trong ” vụ án xét lại chống Đảng” nên Tướng Giáp bị quản thúc từ năm 1967 . 
                   Có lẽ vì không có ông Tướng Giáp nên các trận đánh năm 68 Mậu Thân + khe sanh, Quân miền Bắc thương vong trên 160,000 quân, hầu như toàn bộ cơ sở nội thành nằm vùng bị lộ và bị tiêu diệt ( theo tài liệu hội đàm Lê Duẩn và Mao tại Bắc Kinh được bạch hoá ) . 
                  Từ cuộc chiến 7 ngày (5-6-1967) giữa Khối ả rập Ai cập, Siria, Jordan.. và Isarel. Mao Trạch Đông và Kissinger ( gốc Dothái) bắt tay nhau để chống Liên Xô, lúc đó đang bành trướng với khối Ả rập tại bán đảo Sinai đe doạ khống chế kinh Suez, tiêu diệt Isarel và các nước ả rập cung cấp dầu cho Mỹ . 
                       Năm 1969 Mỹ bắt đầu quá trình ố ạt rút hơn 500 ,000 quân khỏi VN, cắt dần viện trợ bỏ mặc miền Nam , đem toàn lực để đối phó cuộc chiến tại vùng Cận Đông bán đảo Sinai hòng bảo vệ Isarel. Đám Do thái tại Mỹ, vì quyền lợi Isarel, hậu thuẩn Đảng Dân Chủ kích động phong trào biểu tình chống việc Mỹ tham gia cuộc chiến tại Đông Dương .. 
                      Cuộc chiến từ năm 1969-1970 do Ai Cập khởi xướng tấn công Isarel với mục tiêu giành lại bán đảo Sinai.Cuối cùng, các bên ký kết thỏa thuận ngừng bắn và không thay đổi về lãnh thổ.
                     Ngày 6-10-1973 Ai Cập tấn công vào Sinai, còn Syria tấn công vào Golan. Kết quả là quân đội của Syria và Ai Cập đều bị Israel đẩy lùi, sau đó các bên trở về vị trí cũ.
                    Từ 1969 viện trợ của Trung quốc giảm rất nhiều và vận chuyển vũ khí từ Liên Xô viện trợ qua ngã Trung Quốc càng khó khăn và hay bị mất cắp, do không muốn VN có thể Thống Nhất , ngược lại để tạo thế chiến trường phối hợp chiến đấu với Khối Ả-rập, tại bán đảo Sinai, Viện trợ Vũ khí từ Liên Xô và khối Warszawa tăng lên rất nhiều và toàn vũ khí tối tân hơn hẳn quân Miền Nam như: hơn 1000 xe tăng T54 và PT76, Pháo 130mm bắn xa 27km với đạn xuyên phá bongke, hoả tiễn tầm nhiệt SA-2 , SA-7 Strella đối không, hoả tiễn chống chiến xa AT 3 - Sagger , Sam-2, Sam-3, Mig -21, Pháo phòng không 57ly, các dàn radar tối tân , 
                   Tháng 9 năm 72 Miền Bắc khi các sư đoàn 2 và 3 sao vàng, 304, 308, 324B, 325, 320B, 312, …. thương vong nặng hơn 120,000 quân chết tại KonTum, Quảng trị , An Lộc, Bình Long, ( chết nhiều hơn vì Bom B52)
                      Còn Quân Miền Nam hơn 60,000 lính tử trận,40% là lính Dù và Thuỷ Quân Lục Chiến , Sư đoàn 22 gần như xoá sổ Lữ đoàn Thiết kỵ mất 1,170 binh sĩ, khoảng 200 thiết giáp, xe tăng gồm M-48, M-41 và M-113, 140 khẩu đại bác, Sư đoàn 3 tổng cộng có 2,700 người chết, thiệt hại tới 75%, các Liên đoàn BÐQ thiệt hại nặng trên phân nửa khả năng chiến đấu, chưa kể dân thường chết vô số. Tại Saigon nhà nào cũng có người thân leo lên bàn thờ vào năm 1972.


                  Hai Miền Nam Bắc dùng Pháo Nga, Bom Mỹ , đập nhau chí chết . Kết cục hội nghị Paris cả 2 miền đều thua , Tàu Cộng và Mỹ bắt tay nhau “tọa sơn quan song hổ đấu” bỏ mặc hai thằng Việt Nam chém nhau lòi phèo . Tuy nhiêncuộc đời có những bất ngờ. 
                  Năm 74 khủng hoảng gía xăng dầu tăng gấp 4 lần, vàng tăng gấp 2 gây khủng hoảng kinh tế tại nhiều nước Tư Bản , GDP của Nhật giảm 13%, Tàu xua quân chiếm Hoàng Sa, Mỹ không chỉ ngó lơ mà còn cắt giảm viện trợ Vũ khí Quân dụng , khiến lúc đó Quân miền Nam nhiều đơn vị thiếu đạn, thiếu phụ tùng thay thế cho chiến cụ , thiếu Bom, thiếu xăng, không quân thiếu những chuyến bay C-130 vận chuyển quân và vũ khí trở nên hiếm hoi. Mỗi Ngày hàng ngàn các đơn vị tiền phương điện về xin tiếp vận và câu trả lời luôn là “biết rồi ,khổ lắm, nói mãi, cố chờ “. Tướng Do Thái độc nhãn Moshé Dayan đến VN còn xúi : “Miền Nam phải thua vào tay Cộng Sản mới thắng được”. 
                   Đầu năm 75, Quốc Hội Mỹ giáng thêm đòn “cắt hầu hết viện trợ ” coi như tình hình Quân Lính Miền Nam chết chắc, trong khi Khối Cộng Sản và Liên Xô vẫn không ngừng viện trợ cho Miền Bắc.
                Thời gian này CIA bắt liên lạc với MTGPMN và bật đèn xanh hậu thuẫn chống lưng cho đám thành phần thứ 3 tại miền Nam ra mặt gây hỗn loạn trong chính trường, giống thời giết TT Diệm, lá bài Dương Văn MInh lại được CIA sử dụng một lần nữa, ông Thiệu buộc từ chức và đi lưu vong nếu không có thể bị giết trong xe M113 như Ông DiệmNhu. Có những thoả thuận về các giải pháp cho Miền Nam giữa Mỹ và Trung Ương Cục Miền Nam tuy nhiên sau khi “Giải Phóng ” Miền Nam điều đó đã không được thực hiện do MTGPMN đã bị giải tán, nhiều người vô tù , trong đó có nhiều sĩ quan lính của Tướng Trà được học tập cải tạo chung trại với sĩ quan miền Nam. 
              Điệp viên CIA tiếp xúc với Tướng Trần Văn Trà, đang ở Trại David và hội đàm bí mật với Trung ương cục Miền Nam, CIA đã khẳng định thông tin Mỹ thực sự chấm dứt viện trợ cho miền Nam, không xử dụng Không yểm B52 và Pháo hạm của hạm đội 7 nữa, thời cơ chín mùi rồi, mời các ông xơi cho lẹ. Tướng Trà và Phạm Hùng đích thân tức tốc ra Bắc báo cáo tình hình và đề nghị hướng tấn công Ban Mê Thuột ngay trong năm 1975. 
             Chính vì có sự bảo đảm đó nên Ông Giáp mới quyết định cho bộ đội  hành quân công khai trên quốc lộ 1, dọc theo bờ biển trên 1.000km trước mũi súng của Hạm Đội 7... nếu Mỹ chỉ cần bắn chặn hoặc oanh kích tại bất cứ một điểm nào thì tình hình sẽ biến chuyển khác hẳn.hoặc cung cấp cho không quân miền Nam vài trăm trái bom CBU thì sẽ không có ngày 30-4-75. . .
Do cách chỉ huy tấn công thần tốc của ông Giáp nên Trung Quốc bất ngờ không kịp trở tay, lúc đó 2 quân khu Quảng Đông và Quảng Tây đã có 200,000 Hồng Vệ Binh dàn sẵn tại biên giới Việt Trung chờ hiệu lệnh là tràn qua, với nội ứng của 100,000 thợ xây dựng, chuyên gia Trung Quốc lúc đó đang ở tại Miền Bắc, thì chỉ cần Dương Văn Minh ra lệnh tử thủ thì cuộc chiến cũng sẽ chuyển hướng khác. 
               Trần Văn Trà và Võ Nguyên Giáp có công lớn trong chiến thắng thần tốc tấn công Saigon tháng 4 năm 1975, nhưng bị phe Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng che giấu không cho phổ biến công trạng 2 ông này đến tận bây giờ. 
            Tướng thật sự giỏi của miền Bắc là Võ nguyên Giáp, Hoàng văn Thái, Nguyễn Hữu An, Lê Trọng Tấn, Hoàng Minh Thảo và Kim Tuấn (chết khi đánh Kam puchia). 
Giờ mới hiểu tại sao châu Âu hồi xưa tụi nó ghét người Do Thái.

2 Sự thật
08/05/2009 8:10 pm


Bài viết có nhiều điểm phiến diện, cảm tính. Tôi hoàn toàn KHÔNG đồng ý với tác giả.
Cũng như mọi người khác, tướng Giáp cũng có những điểm yếu, nhiều sai lầm trong chỉ huy. Ngay cả Nã Phá Luân (Napoleon) thần tượng của tướng Giáp cũng thua nhiều trận quan trọng và cuối cùng phải thất bại.
Vai trò của tướng Giáp trong đánh Pháp và trận Điện Biên là không thể phủ nhận, nhưng trong kháng chiến chống Mỹ thì không phải vậy. TBT Lê Duẩn đã bình luận về việc này như sau:

“Hồi đó (hồi đánh Mỹ), bộ trưởng quốc phòng nhát như thỏ đế, vừa đánh Mỹ mà vừa run như vậy này (ông co người lại run rẩy). Do đớ chúng tôi không để cho chỉ huy, chúng tôi phải trực tiếp nắm tình hình và chỉ đạo chiến tranh, và trên thực tế đã thay người khác trong nhiệm vụ Bộ trưởng Quốc phòng…”. ở một số cuộc họp khác, ở Hà Nội và Sài Gòn, ông cũng nói như vậy, đả kích rõ rệt đại tướng Võ Nguyên Giáp.
(buổi nói chuyện tại Tòa soạn báo NHÂN DÂN tháng 3.1983, trích Hoa Xuyên Tuyết của Bùi Tín, nguyên Phó Tổng biên tập Báo ND)
Sự đánh giá của TBT Lê Duẩn là hoàn toàn khách quan và sự thật, tôi hoàn toàn đồng ý. Chính vì tướng Giáp định giữ cách đánh “chậm chạp” như thời Điện Biên, tức là cần tới 2 năm cho chiến dịch Hồ Chí Minh (từ đầu 1975 đến hết 1976). Nếu Bộ chính trị và TBT Lê Duẩn nghe theo thì bao giờ mới giải phóng được miền Nam, và nếu không thần tốc ngay trong mùa xuân 1975 thì có khi Mỹ đã quay lại và có thể đất nước vẫn còn bị chia cắt đến ngày nay.
Trích “Hồi đầu năm 1975, ông Giáp có phần lưỡng lự khi cân nhắc có nên đưa cả 15 sư đoàn bộ binh vào miền Nam không; lúc đầu ý ông dự định để quân đoàn 1 ở lại giữ “gôn”, có nghiã là giữ nhà, giữ căn cứ địa lớn của cả nước. Về sau, trên thực tế thì chỉ có 1 sư đoàn 308 ở lại mà thôi” (sách đã dẫn)
TBT Lê Duẩn đã hoàn toàn sáng suốt. Chủ trương thần tốc và quyết thắng đã thành công rực rỡ.

3 SỰ THẬT
@ Ô Sin: cám ơn anh đã trả lời. Mong anh sớm đưa ra luận điểm của mình để góp phần làm sáng tỏ sự thật lịch sử.

Về phần tôi, tôi vẫn tin là tướng Giáp không có vai trò gì lớn trong chiến thắng cuối cùng năm 1975. Tất nhiên là so với những người nổi bật hàng đầu như Lê Duẩn, Văn Tiến Dũng thôi. Chứ còn ở vị trí Bộ trưởng quốc phòng kiêm Phó thủ tướng, thì chắc hẳn tướng Giáp có đóng góp gì đó rồi, ít ra thì phải ngang với các thứ trưởng quốc phòng nhàng nhàng hồi đó là Song Hào, Lê Quang Đạo, Hoàng Văn Thái… Xét cho cùng thì chiến thắng là của toàn dân tộc, mỗi cá nhân ít nhiều đều góp phần. Chúng ta bàn là vai trò của những kiến trúc sư, nhưng người tướng lĩnh cao nhất.
Việc Bộ chính trị và người lãnh đạo cao nhất là TBT Lê Duẩn không tín nhiệm tướng Giáp là rõ ràng. Cương lĩnh đấu tranh giải phóng miền Nam của Lê Duẩn không được tướng Giáp ủng hộ. Tướng Giáp nghe lời các cố vấn quân sự Trung Quốc (vẫn như thời Điện Biên hic) là chỉ nên tiến hành chiến tranh du kích chứ không nên giao chiến trực diện với Mỹ dùng các đơn vị chính quy lớn của miền Bắc. Có người còn nói tướng Giáp là người “chủ hòa” hay nói cách khác là nhu nhược không quyết tâm trong việc giải phóng miền Nam bằng mọi giá (theo quan điểm xét lại “ai thắng ai bằng kinh tế chứ không phải vũ trang” của Khơ-rut-sôp năm 1964). Tôi thì chưa tin lắm vào điều này, có thể mâu thuẫn trong chiến lược thôi chứ không phải tướng Giáp là người hèn nhát như thế.
@ Hồng Minh: các thông tin về thời kỳ này trong tài liệu lịch sử chính thức đều rất chung chung, không nói nhiều về vai trò các cá nhân mà chỉ chú trọng về thành tựu tập thể của toàn Đảng toàn quân. Tài liệu chủ yếu bạn có thể tham khảo là:

+ “Đại thắng mùa xuân” của Đại tướng Văn Tiến Dũng, người chỉ huy cao nhất trong quân đội hồi đấy về thực chất, dù ông Dũng chỉ là Tổng tham mưu trưởng, Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến dịch HCM, đại diện Bộ chính trị và Quân ủy trung ương ở chiến trường. Trước khi mất năm 1967 thì Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là người có thực quyền cao nhất, đủ cả đức lẫn tài. Từ 1967-1972 thì các tướng lĩnh khác chưa đủ bản lĩnh để đứng cao hơn tướng Giáp, trừ tướng Dũng. Đến năm 1975 thì tình hình hoàn toàn khác, vai trò của tướng Dũng và Bộ tổng tham mưu rất quan trọng, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ chính trị.
+ Hồi ký của các tướng lĩnh sĩ quan khác như Lê Trọng Tấn, Chu Huy Mân, Hoàng Văn Thái, Trần Độ, Bùi Tín (đã trích ở trên)

4 DUY KHANH
10/05/2009 // 4:03 am

Tôi khá ngạc nhiên khi có comment cho rằng Tổng Hành Dinh (THD) toàn chuyện lặt vặt, không xứng tầm, theo tôi là ngược lại!
Một số sử liệu quan trọng trong TỔNG HÀNH DINH TRONG MÙA XUÂN TOÀN THẮNG (sau đây viết tắt THD) (t/g Võ Nguyên Giáp), xuất bản năm 2004 và được giới thiệu nhiều kỳ trên báo Tuổi trẻ.

1. Chương 3: Chiến lược giải phóng miền Nam được Bộ tổng tham mưu dự thảo từ đầu năm 1973, do tướng Lê Trọng Tấn làm Tổ trưởng dự thảo phục vụ Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương. Dự thảo lần thứ … 8 được Bộ chính trị phê duyệt ngày 26-08-1974. Chiến lược nêu trọng điểm là Nam Tây Nguyên , miền Đông Nam Bộ là hướng quyết định cuối cùng, dự kiến giải phóng trong năm 1975-1976. (Nên nhớ Lê Trọng Tấn là đệ tử số 1 của tướng Giáp và theo tôi có công lao, tài năng nhỉnh hơn Văn Tiến Dung).

2. Chương 5: VNG là Bí thư quân uỷ, Tổng Tư lệnh, nên Văn Tiến Dũng phải xin ý kiến VNG về các quyết định quan trọng. VD: trang 168, VTD muốn đánh Đức Lập rồi mới đánh Ban Mê Thuột, VNG không đồng ý thay đổi kế hoạch.

3. VNG và Bộ TTM trực tiếp chỉ huy quân đoàn II đánh Trị-Thiên và giải phóng Huế.

4. VNG thay mặt QUTW đề nghị mở mặt trận Quảng-Đà do Lê Trọng Tấn làm tư lệnh. VNG lệnh cho LTT nội trong 3 ngày phải bay từ Hà nội vào tổ chức đánh ngay Đà Nẵng (trang 238). LTT dứt điểm Đà Nẵng trong 32 giờ !

5. Ngày 7/4 VNG điện “thần tốc, thần tốc hơn nữa. táo bạo, táo bạo hơn nữa”, cánh quân phía Đông do LTT chỉ huy 32.000 quân tiến như vũ bão giải pho’ng Phan Rang, Phan Thiết vào đến Xuân Lộc 20/04 chi viện bộ binh và pháo hạng nặng cho Trần Văn Trà dưt điểm Xuân Lộc. (trang 286)

6. VNG lệnh Hải quân và Quân khu V giải phóng Trường Sa.

7. Ngày 29/04/1975 LTT (lúc này là Phó tư lệnh chiến dịch HCM, dưới quyền Văn Tiến Dũng) điện xin VNG thảo luận với Ba Duẩn cho đánh Saigon trước 12 tiếng so với kế hoạch. VNG và Ba Duẩn đồng ý. Tu huong Dong, Lê Trọng Tấn kéo quân thẳng vào Dinh Độc Lập ngaỳ 30/04 trước các cánh quân khac! (trang 333)
Các chi tiết trên đây đều được xác nhận bằng văn bản và công điện, nên có độ tin cậy rất cao. Nếu VN có chế độ giải mật các hồ sơ tại Bộ Tổng tham mưu như ở Mỹ chẳng hạn, thì chúng ta không mất nhiều thì giờ tranh luận.
Theo tôi, Văn Tiến Dũng có vai trò quan trọng trong mặt trâ’n Tây Nguyên và chiến dịch HCM. Võ Nguyên Giáp đóng góp lớn nhất trong việc giải phóng toàn bộ miền duyên hải phía Đông và chỉ đạo hướng đánh vào Sài Gòn của cánh quân phía Đông.
Lưu ý điểm số 7 đã nêu: LTT “qua mặt” VTD điện xin trực tiếp VNG và Lê Duẩn tấn công sớm vào chiếm Dinh Độc Lập cho thấy vai trò của Bộ tư lệnh chiến dịch HCM không quan trọng như trước đây bị thổi phồng.

5. SỰ THẬT
10/05/2009 10:15 am

Nói thêm về tướng Lê Trọng Tấn, “đệ tử số 1″ của tướng Giáp. Anh Ôsin nói tướng Giáp không phải là người chịu trách nhiệm chính về thất bại 1972. Tôi không rõ điều này có đúng không, nhưng thất bại của chiến dịch Quảng Trị 1972 có trách nhiệm chính của tướng Lê Trọng Tấn, tư lệnh chiến dịch này.
Trong 80 ngày đêm tại thành cổ Quảng Trị, tướng Tấn với chiến thuật “biển người” của tướng Giáp và cố vấn Trung Quốc đã gặp sai lầm nghiêm trọng, đưa rất nhiều lực lượng tập trung vào 1 khu vực diện tích nhỏ, làm mồi ngon cho bom và pháo của quân Mỹ ngụy. Rất nhiều chiến sĩ đã hy sinh ở đây, gồm cả anh Nguyễn Văn Thạc, người mới vào chiến trường chưa kịp bắn phát đạn nào thì đã hy sinh vì trúng đạn pháo. Rất đau lòng là hàng chục ngàn chiến sỹ quân giải phóng đã hy sinh ở đây mà cuối cùng vẫn không giữ được thành cổ.

Trong hồi Mậu Thân 1968, có thể anh Ôsin nói đúng là tướng Giáp không phải chịu trách nhiệm chính, vì hồi đó vụ án xét lại chống Đảng đang diễn ra với sự chỉ đạo trực tiếp của đ/c Lê Đức Thọ và Trần Quốc Hoàn, một loạt những người thân cận của tướng Giáp bị bắt và khai trừ Đảng như Đặng Kim Giang, Lê Liêm, Nguyễn Văn Vịnh, Lê Trọng Nghĩa và những nhân vật có liên quan khác như Bùi Công Trừng, Hoàng Minh Chính… Nếu đúng như nguồn tin (chưa kiểm chứng) nói là nhóm tướng lĩnh sỹ quan này có tư tưởng “chủ hòa”, không quyết tâm giải phóng miền Nam bằng mọi cách như chủ trương của Đảng thì thật là tệ hại, không thể bào chữa được. Và nếu đúng là tướng Giáp có chủ trương như thế thì việc không bị cách chức là quá may mắn. Hồi đó chưa có chủ trương sinh đẻ có kế hoạch, nếu không tướng Giáp có thể bị điều sang giữ chức “trưởng ban kế hoạch hóa gia đình” ngay từ năm 1963 chứ không đợi đến mãi sau này là 1983. Đến khoảng 1971, khi vụ án xét lại chống Đảng đã làm rõ, tướng Giáp không liên lụy, và do đại tướng Nguyễn Chí Thanh qua đời, nên tướng Giáp mới được quyền chỉ đạo lại từ năm 1972. Tuy nhiên năm 1975 thì lại khác như tôi đã phân tích ở trên, vai trò của đại tướng Văn Tiến Dũng là rõ ràng và không thể phủ nhận như cuốn sách “Đại thắng mùa xuân 1975″ là tài liệu chính thức đầu tiên được công bố sau 1975.

6. Tam Thái
11/05/2009 1:53 am


http://www.dddn.com.vn/10551cat137/thuong-tuong-hoang-minh-thao-van-nguyen-ven-nguoi-linh-thoi-binh-lua.htm

                  Tướng Hoàng Minh Thảo xếp hạng tướng lĩnh: “:Đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn. Thứ ba là tướng Hoàng Văn Thái và thứ tư là tướng Nguyễn Hữu An”
                 “Chiến dịch Quảng Trị 1972 cũng vậy. Do không thực hiện đúng chỉ đạo của tướng Giáp là vòng qua Tây Huế nên khi địch phản công, chiếm lại Quảng Trị, thương vong rất cao. Sai lầm ở chiến dịch này là nghệ thuật quân sự không rõ ràng, không chú trọng phòng ngự”.
               Theo “Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên”:
               Theo kết quả bầu chọn tại Đại hội Toàn quân để bầu sĩ quan cao cấp tham dự Đại hội Đảng VI , Võ Nguyên Giáp và Lê Trọng Tấn đứng đầu danh sách 77 người tham dự Đại hội Đảng của Bộ Quốc phòng. Trong khi đó, Văn Tiến Dũng, khi đó là đương kim Bộ trưởng Quốc phòng không lọt vào danh sách này .
              Hồ Chí Minh chỉ biết sự kiện Tết Mậu Thân 1968 đã nổ ra khi nghe đài trong lúc đang dưỡng bệnh tại Trung Quốc.


7. DUY KHANH
11/05/2009 2:03 am


@ HUNG về bức điện “thần tốc…” của tướng Giáp: nó được chụp nguyên bản, có đánh số/ngày đàng hoàng, được in lại trong cuốn Nhật ký Tổng Hành Dinh tôi đã dẫn nên bạn có thể yên tâm nó là “hàng” ngon 100%.
Tôi rất thích lối viết sử có chứng cứ như thế chứ không phải kiểu “tôi nghe nói…thế này…thế kia”, rồi nhận xét chủ quan linh tinh về các nhân vật lịch sử mà chẳng có cứ liệu gì.

8. DUY KHANH
11/05/2009 3:44 am


Tôi trân trọng giới thiệu các bạn đọc cuốn Nhật ký Tổng Hành Dinh vì những cứ liệu lịch sử quan trọng của nó, để so sánh/đối chiếu với các cuốn hồi ký khác nhằm tìm ra sự thật khách quan

@ SUTHAT
1. Như tôi đã dẫn ở comment 130, Nhật ký THD là cuốn sách có giá trị chứ không phải là chuyện “dưa cà mắm muối” như bạn nhận xét. Cuốn sách nói lên vai trò quan trọng của LD, VNG, LTT, VTD,…đóng góp vào chiến thắng, nguợc với nhận xét của bạn là “tướng Giáp không có vai trò gì lớn trong chiến thắng cuối cùng năm 1975″.
Bạn có thể không đồng ý với quan điểm của tác giả, nhưng nhận xét cuốn sách giá trị và vai trò VNG như thế là vô căn cứ và không nghiêm túc. Tôi nghĩ rằng bạn chưa đọc kỹ cuốn sách này vì thành kiến của mình.

2. Hội nghị BCT góp ý cho Kế hoạch chiến lược trước khi phê duyệt (ngày 8/10/1974 kết thúc hội nghị) đã yêu cầu bổ sung “kế hoạch tạo thời cơ và đón thời cơ”, VNG khẳng định “thời cơ chiến luợc đã đến” (trang 136). Kế hoạch thì phải trung dung, còn thực tế thuận lợi thì phải chớp thời cơ đánh nhanh thắng nhanh. Thực tế VNG đã đánh điện “thần tốc…táo bạo…” 07/04/1975 in trong sách, cánh quân phía Đông tiến nhanh nhất vào giải phóng Sài Gòn.
Trừ phi bạn dẫn ra được tài liệu nào ghi lại VNG cãi lời LD không dám đánh nhanh, thì tôi nghi nhân ý kiến của bạn. Bằng không, bạn phải chấp nhận sử liệu giấy trắng mực đen.

3. Chiến dịch tây nguyên nằm trong kế hoạch chung được phê duyệt, lại có tư lệnh là Hoàng Minh Thảo là nguời rất am tường cao nguyên và đã quần thảo nhiều trận tại khu vực này với quân đoàn 2 VNCH, nhưng tôi vẫn ghi công đầu cho VTD - là đại diện của QUTW và Bộ tư lệnh tại chiến trường.
Ngược lại, bạn cho rằng VNG - Tổng tư lệnh, bí thư QUTW; và LTT - Tư lệnh mặt trận Quảng Đà, người chấp bút Kế hoạch chiến lược không có công bằng Tư lệnh quân đaòn 2 NG Hữu An, thì thật mâu thuẫn. Lập luận thế thì VTD cũng chẳng có công trạng gì nhiều, vì Kế hoạch chung do LTT soạn, thực hiện cụ thể do Tư lệnh mặt trận Tây nguyên HMThảo.
Sách ghi rõ các bức điện VNG và LTT chỉ đạo đánh Huế Đà Nẵng (trang 222 đến 255)

4. Dứt điểm Đà Nẵng 32 tiếng mà SUTHAT cho chưa phải là tài thì thật không công bằng. Chúng ta nên nhớ, Quân đoàn IV đánh Xuân Lộc mất gần 02 tuần lễ với lực lượng áp đảo mới xong. Chúng ta cần công bằng với công lao của VNG, LTT, Ng Hữu An.

5. Nhật ký THD không hạ thấp vai trò của BTL chiến dịch HCM mà nói rõ chi tiết về Bộ TTM, với VNG và LTT chỉ huy cánh quân phía Đông tìm ra được tử huyệt của Sài Gòn nên đã chọn cách đánh vòng qua Bà Rịa, Nhơn Trạch tiến vào Sài gòn sớm nhất. Trang 333 mô tả rất lý thú VNG giữa đêm đến nhà LD đề nghị LD ký lệnh cho LTT đánh sớm, thì LD bảo “Anh là Tổng tư lệnh, anh ký tên”. Các bức điện này chắc chắn còn lưu lại đầy đủ tại Bộ TTM và dễ dàng được kiểm chứng.
Chi tiết này đắt giá, vì theo như tuyên truyền trước đây thì mọi việc trong chiến dịch HCM đều do Tư lệnh VTD quyết định, không nói gì đến VNG, nay mới thấy vai trò quan trọng của VNG trong QĐNDVN nói chung và vào việc giải phóng Sàigòn nói riêng. Nếu VTD và Lê Đức Thọ là chỉ huy tối cao toàn quyền quyết định thì sao VNG lại dám quyết cho LTT đánh trước 12 tiếng, vớisự đồng ý của Lê Duẩn, rồi mới thông báo cho BTL chiến dịch HCM.
Tôi không có các ngụ ý là Bộ tư lệnh chiến dịch HCM chỉ “ngồi chơi”, hoặc LTT chỉ đạo toàn bộ chiến dịch. Tôi chỉ làm rõ là Bộ tư lệnh chiến dịch HCM và VTD trong thực tế không phải là quan trọng bao trùm lên tất cả, VNG là con số 0 tròn trĩnh, như VTD nêu trong Đại thắng mùa xuân.
Cám ơn SUTHAT đã tham gia tranh luận, dù sao tôi cũng cơ hội nhìn nhận lại lịch sử một cách rõ ràng hơn.

9. Lê
11/05/2009 5:28 pm


Bàn về ĐBP

Ai đã từng coi qua “Đường tới ĐBP” do tướng Giáp viết (tất nhiên là đã qua kiểm duyệt) mới hiểu được tại sao Ông là 1 trong 10 danh tướng hàng đầu thế giới mà VN vinh dự (và đau xót…) góp vào 2 nhân vật lừng lẫy. Tôi không theo SGK mà nói, sự thực mà nói ĐBP là mồ chôn sống danh tiếng cho bất tướng quân nào. .Nhìn vào quân lực, pháo binh, khí tài và kinh nghiệm chiến đấu của đoàn quân lê dương, pháo đài đó là không thể đánh hạ, ngừoi Pháp tin, người Mỹ tin. Các bạn trẻ hiện nay nghĩ trong chiến tranh bên nào đông là thắng, vũ khí hiện đại là thắng, vấn đề chỉ là thời gian, chiến tranh không đơn giản như vậy, ĐBP là 1 nghệ thuật pháo binh, chiến hào và tin thần thép

Bàn về 1972, 1975

Không bít thì không nói, nhưng con người từng ra những quyết định đau xót (Ông nhiều lần dùng từ “đưa quân đoàn dự bị” trong sách mà theo tôi hiểu là đội quân đi trước đã tử trận gần hết) không thể nào “co ro và run rẩy” như LD mô tả được. Hồi ký của Ông nếu dc, xin gửi cho 1 nhà xuất bản nước ngoài để con cháu VN và cả những người đứng bên kia chiến hào có cơ hội nhìn thấy được sự thật 1972 và 1975 ra sao

Bàn về cách ăn mặc
Tướng Giáp được đào tạo chính quy và học hành tử tế, sẽ là sự xúc phạm nếu đặt Ông ngang hàng với những vị lãnh đạo Đảng hiện nay, những người còn chưa biết đến lễ phục là gì trong những sự kiên quan trọng.
Vài lời..
Kính

10. Vietnam Quehuong
19/05/2009 3:02 am 


Moi nguoi nen doc bai moi dang tren Vietnamnet de biet ai la nguoi da ra buc dien khan nay….

http://vietnamnet.vn/psks/2009/05/848384/

Người giải mã bức điện mật 
của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
09:24′ 19/05/2009 (GMT+7)

- Trong những năm chiến đấu nơi đại ngàn Trường Sơn, ông là người đã giải mã hàng ngàn bức điện mật của Bộ Tham mưu gửi vào miền Nam. Và, cũng chính ông là người chuyển thông điệp “thần tốc, táo bạo, bất ngờ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra cho chiến trường miền Nam. Ông là Đại tá Nguyễn Đức Mãi.

83 tuổi, thi thoảng bệnh tim lại hành hạ ông. Ấy vậy mà mỗi khi nhắc đến Trường Sơn, nhắc đến những trận đánh nơi ngút ngàn rừng xanh năm xưa, đôi mắt Đại tá Mãi lại rực sáng lên. Với ông, con đường huyền thoại Trường Sơn là máu, là hoa, là nơi mà ông đã chứng kiến bao đồng đội của mình ngã xuống cho nền độc lập nước nhà. Và cũng giữa nơi đại ngàn này, ông vinh dự là người giải mã những bức điện mật của Bộ Tổng tham mưu trong chiến dịch thống nhất đất nước.

Trường Sơn những năm 1959 …
Người lính già của Trường Sơn năm xưa rót nước mời khách. Những cơn ho sặc sụa kéo dài đang hành hạ ông. Thi thoảng, ông lại hướng đôi mắt nhìn vào cõi hư vô. Quá khứ hào hùng và oanh liệt về những năm tháng chiến đấu nơi ngút ngàn Trường Sơn lại hiện về trong ông. Rồi ông kể cho tôi nghe về những tháng năm chiến đấu nơi con đường huyền thoại Trường Sơn.

Tháng 5/1959, sau mấy ngày nghỉ phép về thăm gia đình, Nguyễn Đức Mãi lập tức lên đường vào nhận nhiệm vụ. Là lính cơ yếu đầu tiên của Đoàn 559 nên hầu hết những bức điện mật thời ấy đều qua tay của tổ cơ yếu và liên lạc. Và, chính đến tận bây giờ, ông Mãi cũng không thể nhớ mình đã giải mã bao nhiêu bức điện mật ở chiến trường.
“Trở lại chiến trường Quảng Bình sau mấy ngày phép, tôi lại lao nhanh vào công việc, đảm bảo cho đường liên lạc được thông suốt.

Tối 19/5/1959, sau khi kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ, tất cả chúng tôi được lệnh lên xe vào chiến trường mới. 15 chiếc xe vận tải quân sự bịt kín chạy về hướng Đông Nam, tất cả im lặng để giữ bí mật. Khi qua thị xã Đồng Hới, tôi quan sát thấy hầu hết người dân đã đi sơ tán, chỉ còn vài ánh đèn le lói từ một số gia đình ở lại.
Đoàn xe chạy lên phà Long Đại rồi rẽ về hướng tây Vĩnh Linh rồi dừng lại mở bạt ra, mọi người xuống hít thở không khí một cách thoải mái. Tôi ngắm nhìn cảnh núi rừng hùng vĩ, sừng sững bao quanh và hỏi ra mới biết đó là địa phận Khe Hó – Chúng tôi đóng quân ở đó. Khe Hó trở thành trụ sở chỉ huy đầu tiên của Đoàn 559” - Đại tá Mãi mở đầu câu chuyện.
Khe Hó (Vĩnh Linh) là địa điểm được chọn làm vị trí xuất phát của đường giao liên Trường Sơn đầu tiên. Sau khi xây dựng lán trại, tổ điện đài của Mãi được phân công đi theo phục vụ bộ phận Chỉ huy tiền phương do Đại úy Chu Đăng Chử phụ trách.

Đài đặt ở vị trí đỉnh 1701 động Voi Mẹp nằm phía bắc đường 9. Công việc chủ yếu thực hiện vào ban đêm nên vô cùng khó khăn, nhất là khâu đảm bảo bí mật tuyệt đối, vô tuyến điện của chỉ huy tiền phương 301 chỉ được liên lạc với vô tuyến điện của chỉ huy Lữ đoàn 341 ở Vĩnh Linh.
Thời kỳ đầu hoạt động của đường dây vận chuyển 559 này vô cùng gian khổ, sinh hoạt thiếu thốn, ăn ngủ trong những hang đá, dưới tán cây rừng và cứ hai ba hôm lại phải di chuyển để tránh bị lộ.

Cụ Mãi đã từng giải mã rồi mã hóa và truyền đi hàng ngàn bức điện mật quan trọng. Ảnh: Hoàng Sang - Đức Huy
Sau mấy chuyến hàng đầu tiên vận chuyển vào Quân khu V trót lọt, địch đánh hơi được hoạt động của ta nên chúng tăng cường tuần tra lùng sục suốt ngày đêm. Để đảm bảo bí mật về con đường vận chuyển, chúng ta phải tìm mọi cách né tránh không để lộ bất kỳ dấu vết nào.
“Đầu tháng 4 năm 1961, quân đội Sài Gòn cũ phối hợp với Ngụy quân Lào tổ chức trận càn dọc hai hành lang đường 9. Chính trong trận càn đó, hai trinh sát của ta không may bị rơi vào ổ phục kích của địch đã hy sinh, một đồng chí là Trần Tương (quê Quảng Nam), đồng chí thứ hai là Nguyễn Đức Thông (quê ở Diễn Châu – Nghệ An).

Sau trận càn hôm đó tôi đã gặp anh Hồ Ổi (một trong 3 thanh niên ưu tú người dân tộc Vân Kiều được Tỉnh ủy Quảng Trị cử sang làm trinh sát và liên lạc giúp Đoàn 301) và được anh kể lại rằng: Trần Tương bị địch bắt và tra tấn rất dã man, không khai thác được thông tin gì nên chúng giết anh và vứt xác giữa rừng.
Sau khi địch rút đi, đồng bào địa phương (người Vân Kiều) đã đem xác anh chôn cất. Trường hợp của Nguyễn Đức Thông thì bị địch phát hiện lán ở của tổ trinh sát, chúng bao vây phục kích xung quanh. Khi anh Thông vừa bước chân vào lán để nghỉ sau ca trực trinh sát, lập tức bọn địch hò nhau ập vào định bắt sống để khai thác thông tin. Với sức khỏe tốt, lại giỏi võ thuật, Thông quần nhau tay bo với cả tốp thám báo làm xéo nát cả một vạt cây cỏ dưới chân núi Động Tro. Không thể bắt sống được người chiến sĩ trinh sát kiên cường, bọn địch đã nổ súng giết anh rồi cắt tai đem về để lĩnh thưởng. Nguyễn Đức Thông và Trần Tương chính là hai liệt sĩ đầu tiên của Đoàn 559”.
Từ nòng cốt đầu tiên là Đoàn 301 với qui mô chỉ bằng một tiểu đoàn, theo yêu cầu ngày càng cấp bách của chiến trường miền Nam, Đoàn 559 ra đời với qui mô cấp Sư đoàn bao gồm nhiều binh chủng hợp thành dưới sự chỉ huy tài tình của vị tướng huyền thoại Đồng Sĩ Nguyên

Người giải mã bức điện mật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Trong suốt 17 năm công tác ở Trường Sơn, Đại tá Mãi đã từng giải mã rồi mã hóa và truyền đi hàng ngàn bức điện mật quan trọng.
Kể đến đây, mắt ông bỗng rực sáng, rồi ông đưa cho tôi bức ảnh chụp lại nội dung bức điện mà mình giải mã năm xưa. Giọng ông chầm chậm: “Ngày 7/4/1975, tôi nhận được bức điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với nội dung: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa! Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận. Giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng! Truyền đạt tức khắc đến đảng viên và chiến sĩ”.

Nhiệm vụ đặt ra lúc đó là chúng tôi phải lập tức vừa giải mã nội dung bức điện, sau đó mã hóa theo các từ khóa mới đã qui ước với các đơn vị tiếp nhận rồi truyền mệnh lệnh đến tất cả các đơn vị đang làm nhiệm vụ bảo vệ đường Hồ Chí Minh và tất cả các đơn vị đang hành quân trên đường.

Mệnh lệnh được phát qua sóng vô tuyến điện từ, bên phía địch và các phương tiện truyền thông thế giới đều có thể bắt được tín hiệu. Sau khi phát đi, chúng tôi hồi hộp và lo lắng theo dõi đài BBC xem bức điện mật có bị lộ không. Tuy nhiên đến mấy ngày sau vẫn không thấy hãng thông tấn quốc tế bám rất sát diễn biến cuộc chiến tranh Việt Nam này nói gì. Mãi đến ngày 30/4, khi quân ta tiến vào cửa ngõ Sài Gòn mà phía địch vẫn còn ngỡ ngàng.

Sau khi bí mật của bức điện này được giữ cho đến những giây phút cuối, Đại tá Mãi lại là người vinh dự đầu tiên ở Đoàn 559 biết quân ta đã tiến vào Dinh Độc lập, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

“11 giờ ngày 30/04/1975, chúng tôi lại vinh dự nhận được bức điện mật của Bộ chỉ huy mặt trận cánh Đông do Trung tướng Lê Trọng Tấn chuyển về Bộ Tổng tham mưu với nội dung:10 giờ ngày 30/04, toàn bộ Lữ đoàn 203, E9, E66PB, CX của Quân đoàn 2 đã vào Sài Gòn chiếm lĩnh dinh Độc Lập, bắt Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu cùng nhiều nhân viên cao cấp quân đội Sài Gòn cũ đang họp. Dương Văn Minh ra Đài phát thanh tuyên bố đầu hàng (12 giờ, giờ Sài Gòn).

- Quân đoàn 2 đang tiếp tục bố trí lực lượng.

- Quân đoàn 4 đang tiếp tục chiếm lĩnh các mục tiêu”.

Cất giữ những báu vật. Ảnh: Hoàng Sang - Đức Huy
Mặc dù nằm giữa núi rừng Trường Sơn nhưng những người lính cơ yếu chúng tôi là một trong những người vinh dự được biết tin chiến thắng sớm nhất, trước cả Bộ Tổng tham mưu. Nhận được bức điện xong lập tức chúng tôi giải mã rồi lập từ khóa mã mới chuyển sang trạm trung gian tiếp theo để nhanh chóng truyền ra Bộ Tổng tham mưu ở Hà Nội, để các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng kịp thời mở đài phát thanh theo dõi lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Tổng thống Dương Văn Minh”.
Miền Nam những ngày 30/4/1975 rợp cờ hoa chiến thắng. Những ngày đó, ở núi rừng Trường Sơn, Đại tá Mãi vẫn cùng đồng đội miệt mài giải mã bức điện mật để gửi tin chiến thắng ra Bộ Tổng tham mưu.
Đất nước thống nhất, ông lại về quê nhà tiếp tục sự nghiệp binh nghiệp. Và trong căn nhà nhỏ, những kỷ vật về một thời máu lửa nơi đại ngàn Trường Sơn vẫn được ông lưu giữ cẩn thận. Ông gọi 2 phiên bản của bức điện mật là “báu vật của cuộc đời”.
Nhóm PV

Xem thêm: 
“QUYỀN BÍNH” – VẤN ĐỀ MUÔN THUỞ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Lê Mai 
Thăng yên hạ mã bách thiên nan
Quốc thế như kim thực vị an
Nùng mạt, đạm trang, nhân tính cựu
Nguyên nhung bát thập bất tri nhàn

(Lên yên xuống ngựa khó muôn vàn
Thế nước hôm nay thực chửa an
Đậm, nhạt, mau, thưa người nếp cũ
Tám mươi lão tướng chẳng mong nhàn)

Tôi mở đầu vài cảm nghĩ về cuốn sách “Quyền Bính” (Tập 2 – Bên Thắng Cuộc, Huy Đức) bằng bài thơ của Tào Mạt: “Gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi bộ ứng khẩu làm ngay”. Năm 1991 ấy, tướng Giáp tròn 80 tuổi. Sau Đại hội VII ĐCSVN, ông Võ Nguyên Giáp – một đại công thần của chế độ, chính thức rời khỏi chính trường. Rồi những cuốn hồi ký nổi tiếng, rất có giá trị sử học của ông liên tiếp ra đời: Chiến đấu trong vòng vây, Đường tới Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử, Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng … Nhưng, trong những cuốn hồi ký ấy, ông chỉ nói rất ít về bản thân mình.
Thì đây, “Quyền Bính” có một chương riêng về tướng Giáp. Tác giả đã cho chúng ta biết một câu nói rợn người đầy kinh hãi của Lê Đức Thọ qua lời kể của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, con rể Lê Duẩn: “Có lần ông Thọ nói ông còn để cái đầu ông Giáp trên cổ là đã may lắm”. Than ôi! Một ông Đại tướng Tổng tư lệnh, người Anh Cả đầu tiên và duy nhất của quân đội, đã làm nên biết bao công tích, được thế giới ca ngợi, đã phạm “tội” gì mà Lê Đức Thọ dám đưa ra một lời kết án tai ác đến cỡ đó?

Trong Quân ủy Trung ương, ông Thọ chỉ là Phó Bí thư, cấp dưới của ông Giáp. Ông ta dĩ nhiên không phải là nhà quân sự chuyên nghiệp. Chiến lược, chiến thuật quân sự, điều quân đánh đông dẹp bắc là nhờ tài năng của các tướng lĩnh. Thế mà trong chiến dịch Quảng Trị (không chỉ chiến dịch Quảng Trị), “Lê Đức Thọ không hiểu bằng con đường nào, thường xuyên điện thẳng cho các sư đoàn không qua điện đài của Bộ Tổng Tham mưu, vừa để nắm tình hình vừa tự ý đôn đốc đánh. Kỳ quặc!”.
Lê Đức Thọ thường gọi ông Trần Bạch Đằng, một người cộng sản cấp tiến cực kỳ tài hoa, tiếng tăm lẫy lừng là “thằng trời đánh” – điều cay đắng là ông Đằng không bao giờ được vào Trung ương, dù có ông Lê Duẩn đỡ đầu. Chính Giáo sư Hồ Ngọc Đại cũng đã một phen hoảng hốt sau khi bố vợ mất, ông hỏi Đoàn Duy Thành, “Ba cháu mất rồi, liệu họ… có giết gia đình nhà cháu không?” (Làm người là khó – Đoàn Duy Thành). Quả thật, quyền bính – vấn đề muôn thuở trong lịch sử VN hiện đại.
Người làm chính trị, nắm quyền bính, điều quan trọng nhất là để lại tiếng thơm trong sử sách. Tôi xin lưu ý, một Giáo sư người Mỹ sau khi nghiên cứu về Mao Trạch Đông đã kết luận, cuộc đời ông ta làm được 31 việc nhưng có tới 20 việc liên quan đến việc hủy hoại tinh thần và đạo đức con người!

Quan sát sự vận hành quyền bính tại VN cho thấy, dường như không ít nhà lãnh đạo cao cấp ghen tỵ với tài năng và vinh quang của tướng Giáp, họ muốn hạ bệ uy tín cực lớn của ông trong đảng và dân chúng. Đến như ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, thay vì bác bỏ bản báo cáo sai sự thật của Nguyễn Đức Tâm về vụ Sáu Sứ, ông lại chỉ đạo điều tra hai ông Võ Nguyên Giáp và Trần Văn Trà; thay vì minh oan cho ông Giáp và ông Trà sau khi biết kết quả điều tra, ông và Bộ Chính trị lại im lặng “đáng sợ”.
Có nhà nghiên cứu cho rằng, ông Võ Nguyên Giáp là điển hình của một tài năng không được phát huy hết trong một xã hội mà sự vận hành quyền lực tập trung vào tay một số người, lại thiếu công cụ để khống chế, kiểm soát quyền lực ấy. Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tham nhũng tuyệt đối và quyền lực tuyệt đối cũng sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối.

Đúng như tác giả Huy Đức nhận xét, ông “mưu lược và quyết liệt không chỉ trong những cuộc chiến quy ước như Điện Biên Phủ, năm 1946, khi Hồ Chí Minh đi Pháp nhân Hội nghị Fontainebleau, ở Hà Nội, Tướng Giáp đã cùng với Trường Chinh thanh trừng đối lập gần như triệt để. Nhưng trước những đối thủ chính trị nhân danh Đảng, Tướng Giáp trở nên cam chịu và thụ động. Có lẽ lòng trung thành với tổ chức và ý thức tuân thủ kỷ luật đã rút đi thanh gươm trận của ông”.
Thêm một điểm cần lưu ý, đó là ông Võ Nguyên Giáp đã xử lý mẫu thuẫn “địch – ta” khác hẳn việc xử lý mẫu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Xử lý mẫu thuẫn “địch – ta” là xử lý mâu thuẫn đối kháng, một mất một còn – chiến tranh là như thế. Song, xử lý mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân thì phải khác. Ông Trần Bạch Đằng từng nói: “Đành rằng làm chính trị là phải thủ đoạn. Nhưng làm chính trị thì cũng phải có tình nghĩa, bạn bè chứ”. Chỉ có điều, đối thủ chính trị của các ông không nghĩ và làm như vậy.

Quyền bính (quyền hành) và quyền lực đều có điểm chung là quyền định đoạt mọi công việc và sức mạnh để đảm bảo thực hiện quyền ấy. Quyền lực đồng nghĩa với sức mạnh và như vậy, kẻ mạnh nắm quyền lực sẽ thống trị và chi phối kẻ yếu. “Quyền Bính” đã làm nổi bật tư duy và quyền lực của nhiều nhà lãnh đạo cao cấp VN, của tập thể, của cả chế độ, trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, con người và tư tưởng; sự vận hành và chi phối của quyền lực, kết quả của việc thực thi quyền lực. Có thể nói, “Quyền Bính” đã cho chúng ta thấy sự vận hành quyền lực ảnh hưởng như thế nào đến tương lai đất nước và dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử VN hiện đại.
Anh Doan Tran, một người bạn thân của tôi ở Hoa Kỳ, rất am hiểu văn hóa và lịch sử VN – người đã gửi tặng tôi ấn bản điện tử “Quyền Bính” ngay sau khi phát hành, bằng một sự liên tưởng và tinh tế hiếm có, nhận xét: “Hãy lưu ý hình bìa cuốn sách với chiếc xe hơi Lada, dây điện, đèn tín hiệu giao thông rồi đọc chi tiết này trong cuốn sách để thấy sự thú vị:

“Khi nhậm chức, Nguyễn Văn Linh vẫn sử dụng một chiếc xe hơi hiệu Lada của Liên Xô đã cũ thay vì tiêu chuẩn của Tổng bí thư phải là “Volga đen” hoặc Toyota. Theo ông Bùi Văn Giao, trợ lý của Nguyễn Văn Linh: “Ông không biết rằng, để Lada có thể chở Tổng bí thư, Văn phòng phải gắn thêm máy lạnh. Vì tải thêm máy lạnh mà tuổi thọ của những chiếc Lada này bị giảm đi rất nhanh, cứ sau một hai năm là phá luôn giàn máy. Một lần ông Linh đi công tác về tỉnh, chiếc máy lạnh tự chế phát nổ. May mà khi đó, ông Linh đang ngồi trong phòng họp còn chiếc xe thì đậu ngoài sân”.

Phải chăng, đưa “cái lạnh” của tư bản vào “cái nóng” của xã hội chủ nghĩa, nó sẽ “trung hòa” và “bộ máy” sẽ vận hành tốt hơn? Không phải! Trên thực tế, làm như vậy “bộ máy” bị hỏng nhanh hơn và tệ hơn nữa – nó phát “nổ” rất nguy hiểm. Không thể “lắp ghép” một cách tùy tiện, bởi nó không thể tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, dù gắn cho nó cái “đầu” hay cái “đuôi” gì đi nữa (“đuôi” định hướng XHCN chăng – một gợi ý!). Tri thức nhân loại đã kết tinh hàng ngàn năm, sao người ta không tiến cùng văn minh thời đại, mà lại “sáng tạo” ra con đường đi mới chưa có tiền lệ trong lịch sử và than ôi, sự “sáng tạo” đó đã cho kết quả nhãn tiền rồi!
Cũng như “Giải Phóng”, “Quyền Bính” – dù khách quan đến đâu, chúng ta vẫn nhận thấy tác giả tiếp tục dành cho ông Võ Văn Kiệt nhiều thiện cảm. Anh Doan Tran cho rằng tác giả dường như “thần tượng hóa” ông Kiệt – tôi nghĩ nhận xét đó hơi quá. Dù sao, cách sử dụng quyền lực và việc nắm quyền bính của ông Kiệt được nhiều người ủng hộ, dù ông Tố Hữu bóng gió: “Sáu Dân muốn làm vua Saigon”.

Ông Võ Văn Kiệt có cách giải quyết mâu thuẫn về chính trị khá hay. Đã một lần ông nói với người lãnh đạo văn nghệ: “Ở Sài Gòn nếu đòi hỏi người xứng đáng theo tiêu chuẩn chính trị để đóng Hai Bà Trưng thì chỉ có Bà Định; đóng Lênin thì chỉ có Bác Tôn thôi. Các anh cứ mời các vị ấy đóng xem thử có ai đi coi không?”. Lại một lần khác, khi họp Bộ Chính trị để thông qua việc chọn BHP làm đối tác thăm dò dầu ở mỏ Đại Hùng, Nguyễn Hà Phan phản đối: “Đồng bào miền Nam chắc chắn không một ai đồng tình chọn Úc làm đối tác khai thác dầu khí vì bọn Úc đã từng đưa quân vào tàn sát đồng bào ta”. Ông Võ Văn Kiệt liền đứng dậy: “Nếu nói như Sáu Phan thì tôi đề nghị Bộ Chính trị nên chọn Lào đầu tư. Mỹ là kẻ thù mới đánh ta; Pháp đô hộ 80 năm; Nhật khiến cho 2 triệu người chết đói; Úc, Hàn theo Mỹ mang quân sang… Không có nước nào có công nghệ tốt lại không có dính líu vào một ‘tội ác’ nào đó”.

Đọc “Quyền Bính” và “Giải Phóng”, chúng ta nhận thấy có một điểm nổi bật nữa là tính tự trọng của nhiều nhà lãnh đạo cao cấp thời ấy. Họ dám làm và dám chịu trách nhiệm. Các ông Trường Chinh từ chức Tổng bí thư, Lê Văn Lương ra khỏi Bộ Chính trị, Hồ Viết Thắng bị kỷ luật do sai lầm của cải cách ruộng đất. Ông Linh cũng đã phải một lần ra khỏi Bộ Chính trị. Ông Kiệt xé rào, đổi mới. Ông Trần Phương quyết định từ chức sau vụ “giá – lương – tiền” cho dù ông không phải là người chịu trách nhiệm chính. Ông Lê Duẩn thấy rằng, sau vụ “giá – lương – tiền”, Tố Hữu không còn khả năng làm Tổng bí thư, dù đã được chọn vào hàng ngũ kế cận. Và thực tế, tại Đại hội VI, Tố Hữu thậm chí không được bầu vào Trung ương.

Phải thừa nhận, thời ấy đa số các nhà lãnh đạo cao cấp không được đào tạo bài bản, song họ rất có trình độ, chỉ bằng tự học. Còn gần đây và hiện nay thì sao? Không ít người gần như “mất trí” vì ham mê quyền bính: dấu bệnh để mong làm Chủ tịch nước, dấu bệnh để làm Thường trực Ban bí thư, sợ ra khỏi Bộ Chính trị thì chết không nhắm được mắt…Rồi một Tổng bí thư hai nhiệm kỳ mà Phó Ban Tổ chức Trung ương nhận xét trình độ chỉ tầm cỡ cán bộ cấp huyện, một Thủ tướng mà chỉ mới nghe tên thôi, người dân đã lắc đầu ngán ngẩm. Liệu đất nước có thể phát triển sánh vai với thế giới nếu vấn đề quyền bính được vận hành như thế?

Rốt cuộc, ai là người có quyền lực nhất? Nhà tương lai học người Mỹ, Alvin Toffler, trong tác phẩm Thăng trầm quyền lực, đã phân tích rất sâu sắc về quyền lực. Bạo lực, của cải và tri thức là ba đỉnh của một tam giác quyền lực. Bạo lực chủ yếu dùng để trừng phạt, làm người ta khiếp sợ nhưng là nguồn quyền lực ít linh hoạt nhất. Đọc Bên Thắng Cuộc (“Giải Phóng” và “Quyền Bính”), chúng ta đã rõ nhân vật nào, thời nào ưa sử dụng nguồn quyền lực bạo lực nhất.
Của cải được dùng vừa trừng phạt lại vừa ban thưởng và có thể được chuyển thành nhiều nguồn khác, là một công cụ quyền lực rất uyển chuyển. Đọc Bên Thắng Cuộc cũng như quan sát tình hình hiện nay, chúng ta đã rõ nhân vật nào, thời nào ưa sử dụng và sử dụng hết sức “thành công” nguồn quyền lực của cải nhất.
Tuy vậy, tri thức mới là nguồn quyền lực cơ bản và linh hoạt nhất, vì một người có tri thức có thể tránh được những thử thách đòi hỏi sử dụng bạo lực hay của cải và có thể thuyết phục được những người khác để hoàn tất những ý định mình mong ước. Tri thức tạo ra quyền lực có phẩm chất cao nhất. Đọc Bên Thắng Cuộc, chúng ta đã rõ nhân vật nào thường sử dụng nguồn quyền lực tri thức nhất. Nếu nhân vật ấy sử dụng nguồn quyền lực bạo lực, chắc chắn lịch sử VN hiện đại đã khác rồi.

Và một khi quyền lực được tạo ra từ quyền mưu hay từ những yếu tố khác thay vì tri thức thì quyền lực đó không thể bền vững, khiến cho những người nắm quyền lực kiểu đó trở nên đáng sợ – ngay cả với bạn bè, đồng chí, người thân của họ. Lịch sử hiện đại VN không thiếu thí dụ minh họa điều này.
“Quyền Bính” – vấn đề muôn thuở trong lịch sử VN hiện đại. Một xã hội chỉ có thể phát triển tốt khi “quyền bính” được cân bằng, không bị lũng đoạn hoặc tập trung vào trong tay một số người – cũng tức là phải tạo ra một tam giác đều quyền lực trong đó ba đỉnh của nó chính là bạo lực, của cải và tri thức.
Để kết thúc, tôi xin nhìn đôi nét tổng quát về Bên Thắng Cuộc. Điểm mạnh của “Quyền Bính” cũng như “Giải Phóng” là nhiều tư liệu, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, được thể hiện bởi một nhà báo lão luyện – công trình mang phong cách báo chí. Tuy nhiên, tác giả Bên Thắng Cuộc tái hiện một giai đoạn lịch sử VN hiện đại nhưng tư liệu gốc chiếm tỷ trọng không nhiều lắm, chỉ có một số bức điện, một số báo cáo, một số biên bản, một số nghị quyết, còn chủ yếu sử dụng các hồi ký và phỏng vấn nhân chứng. Đối với những người am hiểu, còn rất nhiều sự kiện lịch sử VN cực kỳ quan trọng, song có thể vì lẽ này, lẽ khác chưa được tác giả đề cập. Vì vậy, tính đầy đủ và chính xác của nó chắc rằng còn phải thảo luận nhiều. Các Phụ lục cuối mỗi tập sách không có gì đặc biệt, chưa tương xứng với nội dung phong phú và những vấn đề rất lớn mà bộ sách đặt ra. Và, tác giả chỉ nêu các sự kiện lịch sử nhưng không phân tích, không bình luận làm cho bộ sách thiếu hẳn tính “hàn lâm” – đó không hẳn là một phương pháp tốt nhất?
Dẫu sao, Bên Thắng Cuộc thực sự là một công trình rất đáng đọc, rất đáng tìm hiểu, rất đáng suy ngẫm, với tất cả ý nghĩa đầy đủ của nó. Đọc Bên Thắng Cuộc, chúng ta càng hiểu thêm nhận xét “có một lịch sử như nó diễn ra và một lịch sử như nhà sử học viết ra”. Thử hỏi, đến nay, đã có công trình nào phản ánh đầy đủ, trung thực và hấp dẫn lịch sử VN hiện đại do các nhà sử học VN “nổi tiếng” thể hiện? Cho nên, chúng ta không đòi hỏi tác giả Bên Thắng Cuộc, song chúng ta có quyền hy vọng…
Lê Mai blog http://lemaiblog.wordpress.com/2013/01/27/quyen-binh-van-de-muon-thuo-trong-lich-su-viet-nam-hien-dai/#more-877
Blog Buivanbong

2 comments:

NGUYỄN PHÚ TRỌNGlú said...

THẾ GIỚI TỪNG CHỨNG KIẾN:NHỎ MÀ KHÔNG
HỌC LỚN LÀM ĐẠI TƯỚNG , ĐÓ LÀ HỒCHÍMINH VÀ VÕNGUYÊNGIÁP !HOCHÓMINH THÌ HỌC CHƯA HẾT TIỂU HỌC CŨNG LÀ CHỦ TỊT - VÕNGUYÊN GIÁP CHẢ BIẾT GÌ VỀ BINH BỊ CŨNG LÀ ĐẠI TƯỚNG???
BÈ LŨ CỘNGSẢN MỌI RỢ+KHÁT MÁU +DÃ MAN
CHỈ LÀ 1 BỌN LỪA BỊP!!!

NGUYỄN PHÚ TRỌNGlú said...

THẾ GIỚI TỪNG CHỨNG KIẾN:NHỎ MÀ KHÔNG
HỌC LỚN LÀM ĐẠI TƯỚNG , ĐÓ LÀ HỒCHÍMINH VÀ VÕNGUYÊNGIÁP !HOCHÓMINH THÌ HỌC CHƯA HẾT TIỂU HỌC CŨNG LÀ CHỦ TỊT - VÕNGUYÊN GIÁP CHẢ BIẾT GÌ VỀ BINH BỊ CŨNG LÀ ĐẠI TƯỚNG???
BÈ LŨ CỘNGSẢN MỌI RỢ+KHÁT MÁU +DÃ MAN
CHỈ LÀ 1 BỌN LỪA BỊP!!!