Blogger Widgets

Saturday, October 27, 2012

MỘT THỜI KỲ RỐI LOẠN SẼ BẮT ĐẦU Ở VIỆT NAM

Vào ngày 15 tháng 10, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc một cuộc họp dài nhất, thừa nhận những sai lầm lớn trong việc ngăn ngừa và khắc phục nạn tham nhũng. Trọng tâm thảo luận của cuộc họp là việc quản lý yếu kém và tệ bao che của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật đã cuối cùng thoát khỏi việc bị trừng phạt. Biện pháp nửa vời này gói gọn bản chất cố hữu của nạn tham nhũng trong nền chính trị Việt Nam, nhưng cũng phản ánh mong muốn ổn định của giới lãnh đạo đảng.
 Thông đốc Bình gia hạn tất toán vàng hay xoá dấu vết phạm tội?
 Bình An - điển hình bầu Kiển vừoi ăn cướp vừa 'được tiếng'!
 Giống quái thai nào được sản sinh trong xã hội loài người?
 Cả dân tộc đang bị thử thách?
 Thủ Tướng chỉ là kẻ bịp bợm đại tài lợi dụng Luật đât đai!
  Thư gởi bà Cựu đại biểu Hoàng Yến
  Hãy thông cảm cho Đại biểu Dương trung Quốc...
Nụ cười chiến thắng của đô la & sự tàn bạo thời trung cổ!  
  Công bố danh sách Gián điệp mạng của Tướng Nguyễn Văn Hưởng
  Tiểu xảo 'nhận lỗi' của Thủ Tướng!   Nghịch lý thay, chính việc thiếu kiên quyết chống lại các quan chức tham nhũng như Dũng sẽ đẩy Việt Nam vào sâu hơn trong một kỷ nguyên của sự tranh giành chính trị và kiệt quệ về kinh tế.
Sự vươn lên và tồn tại qua thử thách của ông Dũng như một trong những nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất Việt Nam minh họa gọn gàng sự phát triển của nhà nước cộng sản trong thời kỳ đổi mới. Được đỡ đầu bởi cả hai nhà lãnh đạo của 2 phe phái lớn trong đảng cầm quyền của Việt Nam, vị chủ tịch nước bảo thủ Lê Đức Anh, và Võ Văn Kiệt vị thủ tướng có tinh thần cải cách, Dũng đã trở thành thành viên trẻ nhất của bộ phận tạo quyết định cao nhất của Việt Nam, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản vào năm 1996. Cực kỳ thực dụng, táo bạo, và có chí cương quyết, ông khéo léo tận dụng các lợi thế gồm niềm hy vọng của giới muốn cải cách cho một nhà lãnh đạo không sợ thay đổi, niềm ưa chuộng của phe bảo thủ về một nhà lãnh đạo cứng rắn với phe đối lập cùng quyền lực không giới hạn của đảng-nhà nước, để củng cố địa vị của mình.

Bên dưới sự vươn dậy đến quyền lực của ông Dũng là một hỗn hợp phát triển gồm bốn đường lối chính sách đặc trưng cho nền chính trị đương đại Việt Nam. Đường lối đầu tiên lèo lái bởi phe bảo thủ, những người chủ trương tính ưu việt của ổn định chính trị thông qua sự gìn giữ của chế độ. Đường lối thứ hai được đại diện bởi những nhà cải cách, thúc đẩy hiện đại hóa và sự cởi mở trong nước và quốc tế bằng cách áp dụng chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản.
Cuộc hôn nhân giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự nổi lên của hai đường lối chính sách khác. Một đường lối trung đạo, từng cố gắng làm cầu nối sự khác biệt giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Đường lối kia theo đuổi phương cách song phương, tích lũy lợi nhuận của con đường tư bản chủ nghĩa và sức mạnh của giải pháp cộng sản.
Đường lối trung đạo tiếp cận được những lợi ích của việc là một chính sách chính trị hợp lý trong cuộc chung sống lâu dài giữa phe bảo thủ và cải cách. Một con đường trung lộ đã được xác nhận bởi Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Đảng Công sản lúc ấy, trong thời gian 1999-2000. Ông Phiêu khởi xướng một chiến dịch lớn chống tham nhũng và khuyến khích sự pha trộn của những tư tưởng mới hòa giải lợi ích của đảng với thành phần đa số lớn hơn của đất nước. Vì không thực tế, những nỗ lực này biến mất cùng với sự xụp đổ của ông Phiêu vào năm 2001. Đến năm 2006, phương cách song phương nổi lên như một phương cách mạnh nhất của bốn đưòng lối chính sách của Việt Nam. Bị thôi thúc bởi những người theo phe cải cách của phương pháp này, Việt Nam nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông Dũng, người nối kết chặt chẽ nhất với các thành phần của đường lối song phương được bầu làm thủ tướng với những quyền hạn làm lu mờ ngay cả những người đứng đầu Đảng Cộng sản. Nguyện sẽ biến các tập đoàn khổng lồ của nhà nước thành những cầu thủ quốc tế, ông Dũng nhận được ủng hộ của đảng để trở thành một siêu giám đốc điều hành có hiệu lực của những cỗ máy khổng lồ. Ông đã sử dụng chúng vừa như một kênh đầu tư để tiếp liệu vào cuộc tăng trưởng cao vừa là một công cụ tiện dụng để kiểm soát được nền kinh tế.

Tuy nhiên, mô hình của ông Dũng sớm bị đổ vỡ. Một vài tháng trước cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, Việt Nam bắt đầu giai đoạn biến động và suy thoái kinh tế riêng của mình, vốn hiện vẫn chưa đến hồi kết thúc. Tỷ lệ tăng trưởng tụt giảm trung bình dưới 6% trong năm năm qua, giảm từ khoảng 8 % của thời gian năm năm trước. Trong vòng một vài năm, một trong 13 tập đoàn được ông Dũng thành lập đã bị phá sản, gây thiệt hại hơn 4 tỷ đô la Mỹ, trong khi một tập đoàn khác được cho là đã đổ nợ.
Thật ngạc nhiên, ông Dũng đã sống sót vào một nhiệm kỳ thứ hai bất chấp cơn khốn khó của kinh tế và các vụ bê bối tham nhũng từng trở thành đặc hiệu cho nhiệm kỳ đầu của ông. Tuy nhiên, tầng lớp lãnh đạo đã không chịu để bị ảnh hưởng bởi nạn tham nhũng kinh niên tràn ngập trong chính phủ. Tìm cách đánh bóng lại hình ảnh của mình và duy trì một số cân bằng giữa các dòng chính sách đối nghịch nhau, đại hội đảng lần thứ 11 vào năm 2011 đã chọn Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật trung dung với một khuôn mặt sạch sẽ làm thủ lĩnh mới của đảng.
Đường rạn nứt chính trong giới lãnh đạo chính trị Việt Nam không còn được phân chia giữa phe bảo thủ và cải cách như trong những năm 1990. Rạn nứt ấy hiện nằm ​​giữa phe trung đạo và phe song phương và vấn đề trọng tâm là làm thế nào để đối phó với nạn tham nhũng. Thật vậy, giới lãnh đạo Việt Nam từ năm 2011 là biểu hiện tài năng mới của các chiều hướng chính sách. Không một ai trong số bốn nhà lãnh đạo hàng đầu là một kẻ bảo thủ hay một nhà cải cách. Bên cạnh Tổng Bí thư Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là một nhân vật ôn hòa khác và chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là một người đi theo đường lối nước đôi. .
Ngay sau khi củng cố vị trí của mình, trong tháng 1 năm 2012, ông Trọng đã phát động một chiến dịch lớn để làm trong sạch đảng. Được hỗ trợ bởi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, vào cuối tháng Tám và đầu tháng Chín chiến dịch ghi được thành công lớn đầu tiên của mình với việc bắt giữ những ông trùm ngân hàng từng có quan hệ gần gũi với ông Dũng. Thời điểm của các vụ bắt giữ không phải là ngẫu nhiên. Một tháng sau, một hội nghị trung ương của ủy ban trung ương đảng để quyết định số phận của thủ tướng.
Lần này, một lần nữa ông Dũng thoát hiểm được cuộc tấn công từ đối thủ của mình. Đa số trong Ủy ban Trung ương đảng đã tha không khiển trách ông. Ông đã không cần phải xin lỗi cho việc làm sai trái của chính phủ và gia đình mình - Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương đảng đã chung nhau cùng xin lỗi cho ông ta. Bằng cách này, như thông cáo của hội nghị trung ương giải thích, là đảng sẽ tránh được việc không châm thêm dầu vào ngọn lửa của "các thế lực thù địch."
Điều đáng chú ý là đảng đã chọn bảo vệ các thành viên tham nhũng của mình thay vì loại bỏ họ. Lý do có thể là vì, số lượng đảng viên tham nhũng đã chỉ đơn giản là đã nở rộ đến một mức độ kông thể ngăn chặn được nữa. Tuy nhiên, một lý do khác liên quan đến cách tiếp cận mềm mỏng là lòng tôn thờ đến sự ổn định của đảng. Mặc dù ông Trong không đạt được mục tiêu của mình, cuộc hội nghị của đảng vẫn mang dấu ấn lãnh đạo của ông. Phát biểu tại cuộc họp, ông nhấn mạnh rằng sự ổn định chính trị nên là mối ưu tiên hàng đầu.
Cuộc họp của đảng đã lựa chọn để tiếp tục lãnh đạo, nhưng quyết định này không phải là cuối cùng. Thay vào đó, quyết định này chỉ mở ra một giai đoạn thứ hai, hứa hẹn sẽ gay gắt hơn so với giai đoạn trước. Ngay sau hội nghị trung ương, các phương tiện truyền thông nhà nước báo cáo rằng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, người được biết đến là một trong những đồng minh thân cận nhất của ông Dũng, đã nhận được những giải thưởng lớn. Trong phe kia, ông Trọng nói với một nhóm các cử tri rằng các kế hoạch đã được chuẩn bị để thực hiện một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, có thể vào giữa năm sau. Cũng trong cuộc gặp gỡ với cử tri của mình trong tư cách là một thành viên quốc hội sau cuộc hội nghị trung ương đảng, ông Sang kêu gọi người dân hãy gạt bỏ sợ hãi để đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng.

Lời kêu gọi của ông Sang có thể được xem như là một lời thú nhận tiềm ẩn cho sự thất bại, nhưng ngay cả như vậy, không hề có kẻ chiến thắng nổi lên rõ ràng sau cuộc họp của đảng. Điều sắp đến trong nền chính trị Việt Nam không phải là một thời kỳ ổn định mà là một thời bối rối. Cuộc đấu đá nội bộ trong tầng lớp cầm quyền sẽ gia tăng khi thời hạn lựa chọn các nhà lãnh đạo mới cho nhiệm kỳ tới đến gần. Với một giới lãnh đạo bị chia rẽ sâu sắc, nền kinh tế đang khó khăn của Việt Nam sẽ có rất ít cơ hội để được giải quyết đúng đắn,chưa nói đến hiệu quả của cuộc chuyển dịch cơ cấu. Trong tương lai gần, nếu có một con hổ châu Á mới xuất hiện, đấy sẽ không phải là Việt Nam.

Lê Quốc Tuấn chuyển ngữ
Alexander L. Vuving - The Diplomat 
TOP HOT LINKSQUAN LÀM BÁO



5 comments:

Anonymous said...

On dinh,
On dinh ngheo, on dinh hen, on dinh ngu

Khong dong y la VNam se bat on
Bat on chinh tri chi xay ra neu 2 phe can bang, ben tam lang ben nua can

Bang chung cho thay phe Tu Sang, Trong Lu hen yeu, bi phe 3D ap dao

Ng Tan Dung chi can ban nuoc VNam cho TQ, Dang Cong San VNam se bao ve cai ghe cua minh.

TQ can nguoi Viet tri nguoi Viet

Chac

Chính Mi said...

Gởi ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng và những đảng viên ĐCSVN muốn làm trong sạch Đảng và Nhà nước CSVN, để không phải “xấu hổ với tiền nhân” như lời ông Sang. Tiền nhân đã có câu: “Một con sâu làm rầu nồi canh”. Như ông Sang đã xác định: cán bộ đảng viên cai trị đất nước VN bây giờ không chỉ có một “con sâu”, mà là một “bầy sâu”. Một con sâu thôi cũng đủ làm hư nồi canh rồi, vớt con sâu đem quăng thì còn dễ, có thể nồi canh còn dùng đuợc, nhưng cho dù như thế, nồi canh cũng giảm chất lượng nhiều rồi. Còn bây giờ, nguyên một bầy sâu, đủ loại sâu, không phải sâu đã chết, mà là những con sâu đang còn bò lúc nhúc trong nồi canh thì các ông làm sao đây??? Các ông có muốn biết bầy sâu đó do “lũ ác ôn” nào gieo vào nồi canh VN không??? Kẻ cầm đầu lũ ác ôn là ai không??? Các ông hãy suy nghĩ sâu xa và thành tâm một chút sẽ nghiệm ra. Tình trạng đất nước VN đã vậy rồi, không thể dùng muỗng vớt từng con đem quăng, tôi bảo đảm với các ông, sẽ không bao giờ hết được, trái lại, bầy sâu sẽ sinh sản ngày càng nhiều hơn, mạnh mẽ hơn. Nếu các ông “thật sự chân thành”, “toàn tâm toàn ý” vì dân, vì nước muốn diệt bầy sâu, xây dựng đất nước VN văn minh, giàu mạnh, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ mà tiền nhân đã dầy công gầy dựng, cách duy nhất, tốt nhất, hiệu quả nhất, an toàn nhất, kinh tế nhất, nhanh gọn nhất…là đem đổ nồi canh với bầy sâu lúc nhúc đó đi, nấu lại nồi canh khác. CNCS là mãnh đất màu mỡ để các tệ nạn tham nhũng, hối lộ, gian dối, độc ác, lưu manh, hống hách, cửa quyền… phát triển, và làm cho đất nước ngày càng tụt hậu về mọi mặt. Trong chế độ tự do dân chủ, tất cả mọi người làm việc trong chính quyền đều là “nhân viên nhà nước”, lãnh lương từ tiền thuế của người dân, và họ có nhiệm vụ làm việc theo nguyện vọng và quyền lợi của đất nước, của nhân dân. Ai làm sai, làm hại đất nước, sẽ bị báo chí, nhân dân phê phán, bị xét xử, bị mất chức hoặc phải từ chức. Trong các chế độ độc tài, và nhất là trong chế độ CSVN hiện nay, những người có chức có quyền trong bộ máy nhà nước, được gọi là “đầy tớ nhân dân”, nhưng thật chất, với cơ chế độc tài, không có tam quyền phân lập, không có dân chủ, không có các quyền tự do…họ dễ dàng trở nên “những ông trời con” độc tài, độc ác, tham nhũng, thủ đoạn, gian dối… để mưu cầu quyền lợi riêng, triệt hạ đối lập, loại trừ những người thanh liêm chính trực, thật sự thương nước thương nòi, ăn ngay nói thẳng bằng những thủ đoạn bẩn thỉu để thăng quan tiến chức, như lãnh tụ của họ, HCM đã làm. Thực trạng tham nhũng thối nát, mưu mô xảo quyệt, gian dối, độc ác…của các “đầy tớ nhân dân VN” hôm nay phát sinh từ hệ thống luật pháp CHXHCNVN, từ CNCS vô thần, mà ông tổ khai sinh ra nó là HCM. Tội ác này là do ai??? Nói như Tổng thống Nga Boris Yeltsin: "Chế độ CS chỉ có thể hủy bỏ, chứ không thể sửa chữa". Bao lâu đất nước Việt Nam còn dưới ách thống trị của chế độ CS, một chế độ áp đặt mà không do nhân dân VN chọn lựa, và bao lâu nhân dân Việt Nam còn bị cai trị bởi những kẻ "cướp chính quyền" , xứng đáng được gọi là “quyền tặc”, không do nhân dân bầu lên từ Tháng 8/1945 ở miền Bắc, và từ 30/4/1975 trên cả nước, thì những tệ nạn như trên: hống hách, cửa quyền, tham nhũng, dối trá, lường gạt, xảo quyệt, tráo trở, gian ác, bạo lực, côn đồ...bán nước cho ngoại bang, để mưu cầu lợi ích và quyền lực riêng cho bản thân, cho phe nhóm, chứ không phải cho nhân dân, cho đất nước của các "quan chức", của các "đầy tớ nhân dân" càng ngày càng lan rộng và phổ biến. Điều quan trọng và duy nhất cần cho VN là: "Làm sao để thoát ách CS và xây dựng một thế chế dân chủ"? Giải quyết được vấn nạn này là giải quyết đuợc tất cả. Hãy can đảm hành động như Gorbachev!

Tám Thơm said...

Giờ này các cô cậu con ông bà chủ nhà và đám bạn bè rất thân đang đú đởn trên gác, cười nói ẳng ẳng vang vang cả khu biệt thự cao cấp. Em vội vàng lẻn vào phòng làm việc xem trộm tóp-tép.
Đây là lần đầu tiên qua hình ảnh em mới được biết mặt 3 ông lớn cách mạng. Ổng bên trái, cười chúm chím, có lẽ là mặt ổi sá-lị, ông này có vẻ nhấp nháy gái gẩm ?. Ông ở giữa chắc là làm lớn nhất, nên được xếp ở giữa, nụ cười kênh kiệu tự tin. Ông bên phải, có lẽ là già nhất trong 3 người này, tóc dày và bạc trắng, trông có vẻ đạo mạo nhất.
Nghe nói ông đồng hương của em là một trong 3 ông này, làm Thủ Tướng - giàu có nhất nước, nhất vùng Đông Nam Á. Vì là TT nên ông có quyền muốn rút bao nhiêu tiền của ngân hàng nhà nước cũng được, tiêu sài thoải mái. Ông đã xây lăng mộ mình to lớn như một lăng mộ của vua. Đã làm vua, theo ý nghĩ đơn sơ của em, dân là dân của mình - tiền của dân là tiền của mình, lấy mà sài, sài hoài sài mãi bao đời cho hết. Còn dân là còn tất cả. Em ước mong một ngày nào đó được gặp ông TT đồng hương này, để thoả lòng hiểu biết và ngưỡng mộ. Cũng nghe nói là ông đồng hương này có một cô công chúa, rất đẹp và giàu có như vua cha. Còn hai hoàng tử nữa cũng đang làm lớn trong triều đình. Đất Cà Mau là vùng sông nước và đầm lầy, nên nghe nói là có rất nhiều long mạch, nay có sinh ra một vua sình lầy cũng không phải là chuyện khó hiểu. Các cô cậu đang rầm rầm xuống thang ở trong nhà để đi ăn tối. Em phải dông cho lẹ.

Anonymous said...

THỜI XƯA CON SÂU TRONG NỒI CANH LÀ BỊ BỎ VÌ LÀM RẦU NỐI CANH. Thời bây giờ mà canh có sâu là canh ngon và không có thuốc trừ sâu, xoong canh này nên ăn. nếu canh càng nhiều sâu thì càng ngon vì rau này quá sạch luôn. Chẳng thế mà các sếp lớn đi chơi nhà hàng toàn chọn "rau sạch" không à. Vậy rau sạch là rau có nhiều sâu. Chính quyền mà có nhiều sâu cũng vậy - là chính quyền sạch!!!!

Nguyễn Vũ Vũ said...

Hội nghị TW 6 ta coi như "một bàn nhậu thịt chó". Sau vài tuần rượu đưa cay, thằng nó khích bác thằng kia" nhưng Nguyển Phú Trọng biết cách "dàn hoà", bởi "phê bình quá" thằng Ba Dê nó "tung hê đạp đổ mâm" thì bọn nhậu "cạp đất ra mà ăn" à?

Chớ có hy vọng vào lũ bất lương, với chúng là phải đánh, đánh dập đầu không thương tiếc.