Blogger Widgets

Wednesday, July 25, 2012

TẠI SAO CÁC CÔNG TY CỦA QUÂN ĐỘI BỊ ‘XỜ’ ĐẾN’?

Quanlambao - Bất cứ cuộc hiến quyền lực nào, người ta đều nhìn vào xem Công An và Quân đội đứng về phía nào để dự đoán xu thế. Nguy cơ mất luôn cả sự hậu thuẫn của lực lượng Quân đội cho dù Phùng Quang Thanh được cho là đệ tử của cựu bộ trưởng Phạm Văn Trà – Đệ tử của Lê Đức Anh, nhưng trước những điều ông trực tiếp nhìn thấy đã khiến cho ông không thể nhắm mắt ủng hộ ba Dũng mà buộc ông sẽ phải gia nhập dưới nhóm chỉnh đốn Đảng và đó là nguyên nhân vì sao các công ty trực thuộc Quân đội – Gần như một lãnh địa bất khả xâm phạm trước đây – đã bắt đầu bị đưa lên thớt. Mục đích của thầy trò Hưởng rất rõ: Truy tìm những vết bẩn link với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, dùng đó trao đổi và vô hiệu hoá ông Bộ trưởng họ Phùng này. 
Mời tham khảo
Một nghị quyết quan trọng của đảng đã được thực hiện như thế nào

“...tham nhũng trong các DNNN thuộc quân đội, công an (vốn nhận được nhiều ưu đãi) lại càng diễn ra trắng trợn do tính chất quân phiệt...”

Hội nghị BCHTƯ 4 khoá X, diễn ra từ ngày 15/1 đến ngày 21/1/2007, đã đi đến quyết nghị một nội dung quan trọng là chuyển các doanh nghiệp làm kinh tế đơn thuần hiện có thuộc các cơ quan Đảng, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội sang các cơ quan nhà nước quản lý từ năm 2007.

Bản thân nguyên TBT Lê Khả Phiêu cũng bình luận về chủ trương này khi trao đổi với báo chí: “Quyết sách này sẽ góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn. Có như vậy thì cơ chế thị trường mới có thể phát huy tác dụng, và sự cạnh tranh lành mạnh mới có thể xảy ra. Người ta không thể cạnh tranh bình đẳng và trung thực nếu như mỗi người ở một vị thế rất khác nhau. Ngoài ra, điều này cũng sẽ bảo đảm minh bạch cho cả hệ thống theo nguyên tắc: đã kinh doanh thì phải tuân thủ các chuẩn mực như nhau” và “Phải làm từng bước, làm có lộ trình, song dứt khoát năm 2007 phải làm những khâu cơ bản.”
HỒ SƠ CHỦ TỊCH QH NGUYỄN SINH HÙNG
Bác Hồ vẫn phải chịu Oan khuất
Trò lừa đảo của Sữa True Milk
Tiền đâu xây nhà thờ Tổ Nguyễn Sinh Hùng
Xưa & Nay

Lý luận thì thế, nghị quyết của BCHTƯ Đảng thì thế, nhận thức và quyết tâm của nguyên lãnh đạo Đảng thì thế, song dường như việc thực hiện nghị quyết thế nào lại vẫn là một câu chuyện dài nhiều tập với “truyền thống” “đầu voi đuôi chuột” hay “nói một đàng, làm một nẻo”: Kể từ khi Nghị quyết 4 khoá X ra đời cho đến nay, hầu như chưa có doanh nghiệp nào thuộc các cơ quan Đảng, lực lượng vũ trang, MTTQ và các đoàn thể được chuyển giao cho các cơ quan nhà nước quản lý. Không những thế, một thực tế hoàn toàn trái ngược lại đang diễn ra trong quân đội – các doanh nghiệp quân đội vẫn không ngừng phình ra về cả về quy mô lẫn số lượng: Công ty Xăng dầu Quân đội trở thành Tổng Cty Xăng dầu Quân đội theo Quyết định 223/2008/QĐ-BQP ngày 31/12/2008 của Bộ QP; Công ty 28 trở thành Tổng Cty 28 theo Quyết định 225/2008/QĐ-BQP ngày 31/12/2008 của Bộ QP; Tổng Cty Viễn thông Quân đội trở thành Tập đoàn Viễn thông Quân đội theo Quyết định 2097/2009/QĐ-TTg ngày 14/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Công ty Hợp tác Kinh tế Quân khu IV trở thành Tổng Cty Hợp tác Kinh tế QK IV theo Quyết định 147/QĐ-BQP ngày 9/2/2010 của Bộ QP; Công ty 36 trở thành Tổng Cty 36 theo Quyết định 3036/QĐ-BQP ngày 23/8/2011 của Bộ QP; Công ty 319 trở thành Tổng Cty 319 theo Quyết định 3037/QĐ-BQP ngày 23/8/2011 của Bộ QP; Công ty 789 trở thành Tổng Cty 789 theo Quyết định 3038/QĐ-BQP ngày 23/8/2011 của Bộ QP; Công ty Xây dựng Lũng Lô trở thành Tổng Cty Xây dựng Lũng Lô theo Quyết định 99/QĐ-BQP ngày 12/1/2012 của Bộ QP, v.v. Ấy là chưa kể trong Bộ Quốc phòng còn có một loạt tổng công ty khác nữa như Tổng Cty Xây dựng Trường Sơn, Tổng Cty Thành An, Tổng Cty Thái Sơn, Tổng Cty Đông Bắc, Tổng Cty 15, Tổng Cty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng, thậm chí cả Ngân hàng TMCP Quân đội nữa, v.v. Với số lượng tổng công ty hùng hậu như vậy thì rõ ràng số công ty (trực thuộc tập đoàn, tổng công ty, tổng cục, quân khu, v.v.) là không đếm xuể. Ngoài ra, khi các DN mẹ “lên đời”, như một lẽ tự nhiên, chúng đều “đẻ” thêm nhiều DN con khác.

Trong khi đó, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc – trên thực tế hầu như là đối tượng tác chiến duy nhất và nguy hiểm nhất của QĐND Việt Nam – lại đang trên đà chuyên nghiệp hoá một cách nhanh chóng. Ngay từ năm 1998, chính phủ Trung Quốc đã chính thức cấm quân đội tham gia vào các hoạt động kinh tế. Quyết sách này đã góp phần quan trọng làm cho quân đội Trung Quốc ngày càng mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn và hạn chế được tham nhũng, một tác nhân nguy hiểm làm xói mòn sức mạnh của quân đội. Tham nhũng trong các DNNN ở Việt Nam lâu nay vẫn là một thực trạng nhức nhối và nan giải; tham nhũng trong các DNNN thuộc quân đội, công an (vốn nhận được nhiều ưu đãi của Nhà nước cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo) lại càng diễn ra trắng trợn do tính chất quân phiệt và tương đối khép kín của lực lượng vũ trang. Vì thế, việc duy trì một bộ phận làm kinh tế trong quân đội, công an thực chất là một hình thức nuôi dưỡng tham nhũng, làm tha hoá lực lượng vũ trang và ảnh hưởng rất xấu đến tình hình an ninh - quốc phòng cũng như môi trường kinh tế - xã hội của đất nước (chẳng hạn như tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là kinh tế tư nhân).

Theo nguyên tắc “tập trung dân chủ” của ĐCS Việt Nam, Bộ Chính trị thường là chủ thể khởi thảo rồi lại được Ban Chấp hành TW “giao” cho nhiệm vụ thực hiện nghị quyết; việc BCHTW “thông qua” nghị quyết hay quyết sách của Đảng thường chỉ mang tính hình thức nhiều hơn là thực chất. Trên thực tế, phần lớn những người từng khởi thảo và được giao nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết 4 khoá X trên đây lại nằm trong số những người khởi xướng và “chịu trách nhiệm” thực hiện Nghị quyết 4 khoá XI - “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. “Ôn cố tri tân”, xem ra chỉ những ai vẫn còn nguyên tinh thần “lạc quan cách mạng” của ngày 7/5/1954 (chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ) mới dám đặt cược vào Nghị quyết 4 khoá XI này vậy. Đáng tiếc cho các tác giả của nghị quyết “chỉnh đốn Đảng” lần này (cuộc “chỉnh đốn Đảng” đầu tiên là vào năm 1947), lớp người đó hiện nay hoặc là đã khuất bóng, hoặc là đã “tỉnh ngộ” từ rất lâu rồi ■

Hà Nội, 17/7/2012
Lê Anh Hùng

Phụ Lục:
Đã đến lúc quân đội không nên làm kinh tế

Hội nghị TƯ 4 vừa kết thúc đã thống nhất chuyển các doanh nghiệp làm kinh tế đơn thuần của cơ quan Đảng, quân đội, công an sang cơ quan Nhà nước quản lý từ năm 2007. Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu cho rằng, điều này sẽ tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng hơn.
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, cho biết: Thực tế mà nói, khi chúng ta mới đi từ chiến tranh ra hòa bình, thời điểm đó đất nước vô cùng khó khăn, mọi người phải chung sức, chung lòng. Quân đội cũng như Công an cũng phải tham gia làm kinh tế, thương mại.
Thời điểm từ năm 1975 đến 1990 thì việc này là cần thiết. Nhưng nếu cứ kéo dài đến thời điểm này rõ ràng là không còn phù hợp nữa. Vì quân đội hay công an cũng thế thôi, đều có nhiệm vụ chính trị rất rõ ràng là phải tập trung bảo đảm an ninh quốc gia.
Cho nên đã đến lúc phải chuyển các doanh nghiệp làm kinh tế thuộc các cơ quan Đảng, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội sang cho các cơ quan Nhà nước quản lý.

Ông bình luận gì về quyết sách quan trọng này?

Quyết sách này sẽ góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn. Có như vậy thì cơ chế thị trường mới có thể phát huy tác dụng, và sự cạnh tranh lành mạnh mới có thể xảy ra.
Người ta không thể cạnh tranh bình đẳng và trung thực nếu như mỗi người ở một vị thế rất khác nhau. Ngoài ra, điều này cũng sẽ bảo đảm minh bạch cho cả hệ thống theo nguyên tắc: đã kinh doanh thì phải tuân thủ các chuẩn mực như nhau.

Thực tế các doanh nghiệp nằm trong cơ quan Đảng, quân đội đều được hưởng những ưu đãi nhất định. Giờ đây khi những điều kiện thuận lợi không còn nữa, các đơn vị này sẽ gặp phải khó khăn gì?
Chả có gì khó khăn cả. Có ngân sách của Nhà nước cấp rồi, hàng năm nhà Nước sẽ cấp cho các đơn vị này đủ chi dùng.

Việc chuyển giao này xem ra còn bớt đi một khâu lo toan, giúp cho các đơn vị này chuyên tâm hơn vào trọng trách đã được giao. Chứ bây giờ cứ rải ra thì không nên. Nhiều nước trên thế giới, quân đội có làm kinh tế đâu song họ vẫn mạnh thôi.

Thưa ông, ví dụ một số trường hợp như Công ty in Tiến bộ hay Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel), nếu như chuyển giao cho Nhà nước thì nên giao cho đơn vị nào quản lý, và nên xử lý thế nào về quyền tài sản còn lại của các doanh nghiệp này?
Cái này thì phải tính. Công ty Viễn thông quân đội giờ đây cũng đang bắt tay vào cổ phần hóa.
Tinh thần là ngay trong năm 2007 sẽ bắt tay vào chuyển giao, liệu có gấp quá không, thưa ông?
Phải làm từng bước, làm có lộ trình, song dứt khoát năm 2007 phải làm những khâu cơ bản.
Xin cám ơn ông!
[Minh định chức năng của các thiết chế xã hội:
Chuyển các doanh nghiệp làm kinh tế đơn thuần hiện có thuộc các cơ quan Đảng, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội sang các cơ quan nhà nước quản lý sẽ tạo điều kiện cho việc minh định chức năng của các thiết chế xã hội.
Các thiết chế xã hội và công quyền khác nhau được sinh ra là để thực hiện các chức năng khác nhau.
Ví dụ, quân đội được sinh ra để bảo vệ Tổ quốc, để chống giặc ngoại xâm; công an được sinh ra để bảo đảm an ninh và trật tự... Nếu bắt các cơ quan này cũng phải quản lý về kinh tế thì sẽ có sự lẫn lộn về chức năng…]
(Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội)
Theo Thu Hà
VTC New
Nguồn: euro.dantri.com.vn




HỒ SƠ TƯỚNG NGUYỄN VĂN HƯỞNG
 Nguyễn Văn Hưởng điên dại ...
HỒ SƠ MASAN -TECHCOMBANK:
Hai ổ tội phạm lũng đoạn Việt Nam
Chân tướng những kẻ cầm đầu Thâu tóm doanh nghiệp
Trò chơi của hai bố già Quang-Anh
Chèn ép dân cướp núi pháo
Tập đoàn Masan - Bản chất lừa đảo
Masan làm giàu trên sinh mạng người dân
'Sói Nga' từ thua lỗ thành kẻ cướp

HỒ SƠ MASAN -TECHCOMBANK:
Hai ổ tội phạm lũng đoạn Việt Nam
Chân tướng những kẻ cầm đầu Thâu tóm doanh nghiệp
Trò chơi của hai bố già Quang-Anh
Chèn ép dân cướp núi pháo
Tập đoàn Masan - Bản chất lừa đảo
Masan làm giàu trên sinh mạng người dân
'Sói Nga' từ thua lỗ thành kẻ cướp
BÍ ẨN NGÂN HÀNG:
Tại sao BC của UBGSTCQG bị cấm công bố
Bản báo cáo bị CẤM công bố (Tiếp theo 1)
Bản báo cáo bị CẤM công bố (Phần đầu)
Toàn cảnh bức tranh NHVN
Những kẻ cướp một công đôi việc
Đằng sau Đề án Tái cấu trúc Ngân hàng
Mua nợ xấu cứu ai?
HỒ SƠ NGUYỄN ĐỨC KIÊN - EXIMBANK:
Các bố già đang xoá dấu vết phạm tội
Hối lộ, đánh bài & Ăn cướp là bộ mặt của các bố già Việt Nam
Nợ xấu & Hàm răng
Thống đốc tiếp tay cho Mafia
Chân tướng bố già Kiên
Bộ mặt thật bố già Nguyễn Đức Kiên
Con trai Trầm Bê tham gia mặt trận ăn cướp
Các bố già đã hoàn tất thâu tóm Samcombank
Eximbank & Trò chơi của bố già Kiên

 HỒ SƠ TỔNG CỤC 2
HỒ SƠ PHẠM CHÍ DŨNG





No comments: